Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

5G - Hạ tầng số cốt lõi của chuyển đổi số

Báo Tin tức 1 Tháng trước
Chú thích ảnh Hạ tầng 5G, trụ cột của nền kinh tế số cùng sức mạnh khai phóng tiềm năng số từ hệ sinh thái 5G2B cho các lĩnh vực trọng yếu Quốc gia.

Theo thông tin Tập đoàn Viettel chiều 28/11, tại Hội thảo “5G - Hạ tầng số cốt lõi của chuyển đổi số”, các chuyên gia Viettel, Tập đoàn ZTE, NTT Data Vietnam (thành viên của Tập đoàn NTT Data) và cơ quan chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp tại các tỉnh phía Bắc đã có những chia sẻ kinh nghiệm và câu chuyện về hạ tầng 5G - trụ cột của nền kinh tế số, cùng sức mạnh khai phóng tiềm năng số từ hệ sinh thái 5G2B cho các lĩnh vực trọng yếu quốc gia.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc đua công nghệ số, nhiều quốc gia trên thế giới đã tận dụng sức mạnh của 5G để thúc đẩy công nghiệp và xã hội số. Báo cáo của Hiệp hội viễn thông toàn cầu (GSMA) cho hay, 5G sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế toàn cầu hơn 930 tỷ USD vào năm 2030, trong đó tập trung vào một số nhóm ngành chính như: Sản xuất công nghiệp (36%); hành chính công (15%); dịch vụ (10%), công nghệ thông tin và truyền thông (9%), tài chính (8%)…

Tại Việt Nam, triển khai 5G là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Chính phủ đề ra. Việc xây dựng và phát triển hạ tầng số là tất yếu, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. 

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng từng nhấn mạnh: “Muốn phát triển cái gì cũng cần thể chế gồm luật pháp, cơ chế, chính sách. Chuyển đổi số cần thể chế số. Thể chế cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Thể chế số cần phải vừa theo kịp vừa kiến tạo phát triển, từ đó chuyển đổi số mới toàn diện được”.

Hạ tầng số Việt Nam gồm: Hạ tầng viễn thông, Internet và dữ liệu (gồm cả dữ liệu), hạ tầng để số hoá thế giới thực (thí dụ như tạo ra một bản sao số về hệ thống thoát nước của Thành phố Hồ Chí Minh để sau đó có thể mô phỏng tìm ra giải pháp chống úng cho thành phố). Hạ tầng số Việt Nam phải đảm bảo băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, thông minh, mở, xanh và an toàn. 

Để giúp hiện thực hoá chiến lược phát triển hạ tầng số của Chính phủ và đưa Việt Nam bắt kịp các nước đi đầu về 5G trên thế giới, Viettel đã cung cấp sớm 5G và sau 15 ngày khai trương, mạng 5G Viettel đã có 3 triệu người dùng trên tổng số khoảng 10 triệu thiết bị hỗ trợ 5G tại Việt Nam với vùng phủ 100% các thủ phủ 63/63 tỉnh/thành phố và 100% các khu công nghiệp, khu du lịch, cảng biển… 

“Viettel sở hữu hạ tầng số lớn nhất, gồm hạ tầng viễn thông, hạ tầng truyền dẫn và cáp quang biển, hạ tầng data center/cloud và ứng dụng các giải pháp bảo mật đáng tin cậy, có thể triển khai dịch vụ đảm bảo an toàn thông tin cấp độ 4 (cấp độ cao nhất tại Việt Nam)", đại diện Viettel chia sẻ. 

Đi đầu trong thương mại hóa 5G và sẵn sàng một hệ sinh thái 5G2B (5G to Business) dành riêng cho các doanh nghiệp, tổ chức, Viettel Solutions tập trung đi sâu phân tích các ứng dụng Viettel 5G2B điển hình cho lĩnh vực sản xuất (tự động hoá kiểm tra chất lượng sản phẩm, camera trí tuệ nhân tạo AI giám sát an ninh, bảo trì tiên đoán…) và cảng biển (cần cẩu điều khiển từ xa, xe tự hành, kiểm đếm thông minh…), cũng như giám sát đô thị thông minh. 

Để giúp các doanh nghiệp khai phóng năng lực sản xuất, NTT Data Việt Nam đã đưa ra các cơ sở hạ tầng, giải pháp tích hợp mang lại sự bứt phá trong kinh doanh, chia sẻ ứng dụng GenAI trong sản xuất thông minh để thu thập tiếng nói của khách hàng, gia tăng trải nghiệm…

Xem bản gốc