Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

6 tháng sau khi Starbucks Reserve trả mặt bằng, chủ “đất vàng” Hàn Thuyên vẫn ế: "Mất" 3,6 tỷ đồng vì muốn nâng giá lên 750 triệu/tháng

Markettimes 3 Tuần trước

2024 có thể xem là năm không mấy dễ dàng của toàn nền kinh tế nói chung, và các đơn vị kinh doanh nói riêng. Đặc biệt với lĩnh vực FnB, trong khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm do suy thoái kinh tế, thì giá thuê đất lại tăng cao khiến nhiều bên phải bỏ mặt bằng.

Trong đó, câu chuyện đáng chú ý của năm liên quan đến Starbucks Reserve với việc chấm dứt hợp đồng tại “đất vàng” 11-13 Hàn Thuyên từ ngày 26/8/2024.

Starbucks Reserve có mặt đã hơn 7 năm và nơi đây là điểm đến yêu thích của nhiều “tín đồ” cà phê. Việc bỏ mặt bằng này của Starbucks diễn ra trong bối cảnh kinh doanh của đơn vị tại 11-13 Hàn Thuyên vẫn rất nhộn nhịp.

Nguyên nhân được cho là do không thương thảo được giá thuê phải chăng với chủ nhà.

Sau gần nửa năm lấy lại, chủ mặt bằng 11-13 Hàn Thuyên vẫn đang phải bỏ trống “đất vàng” vì chưa có ai thuê.

07d8ad53746dc933907c.jpgẢnh: Mặt bằng 11-13 Hàn Thuyên vẫn bỏ trống tại thời điểm sáng ngày 23/12/2024
starbuck.pngẢnh: Mặt bằng 11-13 Hàn Thuyên vẫn bỏ trống tại thời điểm sáng ngày 23/12/2024

Theo thông tin từ các trang bất động sản, giá cho thuê mới là 30.000 USD/tháng (khoảng 757 triệu đồng/tháng), tương đương 9 tỷ đồng/năm (tăng hơn 600 triệu đồng/năm so với giá thuê cũ). Thậm chí, chủ mặt bằng còn rao bán “đứt” luôn khu đất với giá 630 tỷ đồng, tương đương 3 tỷ/m2.

screen-shot-2024-12-23-at-10.52.17.png

Với 6 tháng bỏ trống mặt bằng, chủ nhà đã "tuột khỏi tay" 3,6 tỷ đồng (theo giá thuê cũ).

Nối gót Starbucks, hai thương hiệu lớn khác là McDonald’s và Burger King cũng đã trả "mặt bằng vàng" ở trung tâm Tp.HCM.

Những tưởng làn sóng trên dừng lại khi thị trường bước vào cao điểm tụ tập, mua sắm. Song, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới Tết nguyên đán, thị trường tiếp tục có hàng loạt quán xá tại Tp.HCM bất ngờ đóng cửa, trả mặt bằng.

Ghi nhận bởi báo Người Lao động, theo chia sẻ của anh Nguyễn Thanh Lương, nhân viên văn phòng tại Tp.HCM, có kế hoạch cùng bạn bè đến quán "ruột" trên đường Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp để "gặp nhau cuối năm" nhưng liên hệ đặt bàn không được.

Đến tận nơi, anh phát hiện quán đã treo bảng cho thuê mặt bằng trong khi hồi tháng 10 vẫn còn đón khách.

screen-shot-2024-12-23-at-11.07.49.pngẢnh: McDonald's đã dừng hoạt động cửa hàng McDonald's Bến Thành.

Hay nhà hàng bán đồ ăn Thái là Thai Express trên đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) cũng bất ngờ đóng cửa trong những tháng cuối năm nhưng không rõ lý do.

Được biết, Phan Xích Long là tuyến đường phố ẩm thực Sài Gòn – nơi có rất nhiều khách tiêu dùng tìm đến. Dù vậy, ngay cao điểm Tết 2025, có đến 20 nhà hàng quán lẩu, chè, đồ ăn Thái, Nhật Bản... đồng loạt đóng cửa, treo bảng cho thuê lại.

Ở lĩnh vực chuỗi cà phê, loạt thương hiệu “độc lạ” từng được săn đón cũng tương tự. Đơn cử, chuỗi "Tiệm trà Tháng 4", điểm check-in quen thuộc của giới trẻ Tp.HCM, bất ngờ thông báo đóng cửa sau ngày 25/12, khép lại hành trình 5 năm của thương hiệu tại chi nhánh trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3. Fanpage thương hiệu này còn thông báo đã đóng cửa 2 chi nhánh ở đường Nhiêu Tứ (quận Phú Nhuận) và đường Hồng Lĩnh (quận 10).

tiem-tra-thang-4-17346799719601711113046-1734767745514-17347677459031618199835.pngẢnh: Tiệm trà Tháng 4 bất ngờ đóng cửa.

Trước đó, vào tháng 11, thương hiệu cà phê Monkey in Black tuổi đời 10 năm, gắn bó với thanh xuân của nhiều người và tên tuổi chuyên gia khởi nghiệp Trần Thanh Tùng (Tùng BT) cũng tuyên bố đóng chi nhánh cuối cùng trên đường Sư Vạn Hạnh, quận 10. Trên trang cá nhân, Tùng BT cho biết anh chưa có ý định mở thương hiệu cà phê mới hoặc thương hiệu F&B nào tiếp theo bởi lĩnh vực này quá khó, biên lợi nhuận mỏng so với các lĩnh vực khác mà anh đang hoạt động.

Xem bản gốc