Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

ACV cùng IPPG của ông Johnathan Hạnh Nguyễn giành được quyền đăng cai Diễn đàng hàng không thế giới 2024 tại Việt Nam

Markettimes 2 Tuần trước

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) thông báo đã giành quyền đăng cai tổ chức Trinity Forum 2024 – diễn đàn hàng không toàn cầu quy mô lớn.

Được biết, Trinity là diễn đàn giao lưu, trao đổi và kết nối của các doanh nghiệp về lĩnh vực thương mại hàng không trên toàn thế giới do The Moodie Davitt Report cùng Tổ chức Hội đồng sân bay quốc tế (Airports Council International - ACI) và Tổ chức Hội đồng sân bay quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông (ACI Asia - Pacific & Middle East) chủ trì.

Diễn đàn Trinity năm 2003 được tổ chức tại London bởi The Moodie Davitt Report. Đây được giới thiệu là nhà xuất bản đa phương tiện B2B (business-to-business, doanh nghiệp với doanh nghiệp) thành công nhất trên thế giới.

Diễn đàn Trinity mọi năm đều được tổ chức tại các thành phố lớn và năng động bậc nhất thế giới như Singapore, Hong Kong, Qatar, Thượng Hải, Paris... Tham dự Diễn đàn là những “gã khổng lồ” trong lĩnh vực hàng không và sân bay như như Qatar Duty Free, Kansai Airports (Nhật Bản), SSP Group (Anh Quốc)…

Năm nay, diễn đàn diễn ra tại Việt Nam cũng dự thu hút hơn 400 diễn giả và các nhà lãnh đạo cấp cao, hơn 80 doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực bán lẻ du lịch, thương mại sân bay đến từ hơn 30 quốc gia trên toàn cầu. Song song, hàng loạt doanh nghiệp quốc tế đến từ các thương hiệu như L'Oréal, Qatar Airways, Mondelēz, Diageo, Nestlé, China Duty Free Group, Lagardère Travel Retail... cũng sẽ thảo luận và đầu tư vào hàng không, bán lẻ.

Kế hoạch giành đăng cai đã được ACV và IPPG chia sẻ hồi tháng 4/2024. Tại đây, ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết: “Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 17-18 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ khoảng 110 triệu lượt khách nội địa với tổng thu khoảng 30 tỷ USD, tức là tăng hơn 2 tỷ USD so với năm 2023”.

Trong đó, kích cầu mua sắm được coi là một trong những giải pháp giúp tăng doanh thu cho ngành du lịch. Mua sắm là sản phẩm còn nhiều dư địa để phát triển và có khả năng bổ trợ cho đợt kinh tế đêm, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

screen-shot-2024-11-02-at-18.05.29.pngẢnh: Các bên tham gia Trinity 2023.

Theo Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược của Dự án “Quy hoạch Tp.HCM thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” của Ủy ban nhân dân Tp.HCM, thành phố có rất nhiều điểm mua sắm hấp dẫn cho cả du khách bình dân thấp và du khách cao cấp, có khả năng trở thành thiên đường mua sắm trong khu vực. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ hơn về chi tiêu của khách du lịch thì số tiền du khách mua sắm ở Tp.HCM thấp hơn so với ở các thành phố lớn trong khu vực.

Hiện tại, khách du lịch quốc tế đến Seoul dành khoảng 47% ngân sách cho mua sắm, tiếp theo là 43% ở Tokyo, 31% ở Kuala Lumpur, 28% ở Singapore, 23% ở Bangkok và chỉ 17% ở Tp.HCM. Điều này cho thấy thành phố vẫn cần cải thiện sức hấp dẫn của các phân khúc sản phẩm mua sắm để thu hút khách du lịch chi tiêu nhiều hơn.

Chính vì vậy, việc giành quyền đăng cai tổ chức Diễn đàn Trinity được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Tp.HCM nói riêng và cho ngành du lịch Việt Nam nói chung.

Là đơn vị đầu tiên mang Diễn đàn Trinity về Việt Nam, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch IPPG, khẳng định mong muốn Tp.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ dần được công nhận là một điểm đến hấp dẫn trong mắt giới đầu tư, khách du lịch. Thông qua sự kiện này, Tp.HCM sẽ nâng vị thế của mình trên bản đồ xếp hạng du lịch mua sắm quốc tế, thu hút đầu tư vào ngành bán lẻ, phát triển kinh tế dựa trên du lịch, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Xem bản gốc