Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Báo Tin tức 7 Giờ trước
Chú thích ảnh Tên lửa Polar Satellite Launch Vehicle (PSLV-C60), mang theo hai vệ tinh SDX01 (Chaser) và SDX02 (Target), rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở bang Andhra Pradesh, ngày 30/12/2024. Ảnh: ANI/TTXVN

Trong sứ mệnh sứ mệnh thử nghiệm ghép nối không gian SpaDeX (Space Docking Experiment), hai vệ tinh nhỏ SDX01 (Chaser) và SDX02 (Target), mỗi vệ tinh nặng 220 kg, đã được điều khiển tiếp cận và ghép nối với nhau một cách chính xác. Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) đã gọi đây là một "khoảnh khắc lịch sử" và đánh dấu một thành tựu ấn tượng cho ngành công nghiệp vũ trụ của nước này.

Với thành công này, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới, sau Nga, Mỹ và Trung Quốc, thực hiện thành công sứ mệnh ghép nối không gian. Thủ tướng Narendra Modi đã chúc mừng các nhà khoa học Ấn Độ, mô tả đây là bước đệm quan trọng cho các sứ mệnh không gian đầy tham vọng của nước này trong những năm tới.

Ghép nối không gian (space docking) là công nghệ then chốt cho các sứ mệnh yêu cầu phóng nhiều lần hoặc cần sự hợp tác giữa các tàu vũ trụ trong không gian. Các vệ tinh của SpaDeX sẽ thử nghiệm việc chuyển đổi năng lượng điện giữa hai thiết bị đã ghép nối, phục vụ các ứng dụng như điều khiển tàu vũ trụ hỗn hợp, robot không gian và vận hành tải trọng sau khi tách ghép.

Sứ mệnh này cũng bao gồm các thiết bị tiên tiến, như hệ thống hình ảnh và cảm biến bức xạ để đo mức độ phóng xạ electron và proton trong không gian - dữ liệu cần thiết cho các sứ mệnh không gian có người lái trong tương lai.

Xem bản gốc