Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

APEC - "Đòn bẩy" cho bất động sản khu vực đăng cai tăng tốc

Vneconomy 22 Giờ trước

Sau mỗi kỳ diễn ra, APEC không chỉ đem đến làn gió mới cho nền kinh tế mà còn trở thành động lực thúc đẩy sự bùng nổ của thị trường bất động sản tại các địa phương đăng cai.

SỨC BẬT KINH TẾ SAU MỖI KỲ APEC

Năm 2006 lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Hội nghị cấp cao APEC tại Hà Nội, đây được coi là dịp "Việt Nam ra mắt," khởi đầu cho quá trình phát triển và hội nhập thế giới.

Sau thành công của APEC 2006, nền kinh tế Việt Nam cũng đã bứt phá mạnh mẽ, gặt hái được nhiều thành tựu đáng tự hào. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng hơn 2,5 lần, từ 25 tỷ USD năm 1996 lên 66 tỷ USD năm 2006. Tổng thu nhập quốc dân (GNI) trên đầu người từ 310 USD năm 1996, lên 760 USD năm 2006.

Năm 2007, ngay sau APEC 2006, Việt Nam chứng kiến mức tăng trưởng GDP ấn tượng 8,46%, mức cao nhất trong hơn một thập kỷ. Lượng vốn FDI đăng ký cũng tăng vọt 78%, lên đến 21,3 tỷ USD, khẳng định sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư quốc tế.

Tại Hà Nội (địa phương đăng cai APEC 2006), giai đoạn 2006 - 2007 cũng đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thủ đô. Năm 2006, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 11,5% so với năm 2005. Năm 2007: GRDP tiếp tục tăng 12,07% so với năm 2006. Bên cạnh đó, thu ngân sách của thành phố cũng đạt mức tăng trưởng đáng kể, năm 2007, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 45.798 tỷ đồng, không chỉ vượt 2% so với dự toán mà còn tăng 19,2% so với năm 2006.

APEC 2006 đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng. APEC 2006 đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng.

Mười một năm sau, đến lượt Đà Nẵng đón nhận cơ hội tương tự. APEC 2017 đã đưa thành phố biển này lên một tầm cao mới trên bản đồ du lịch và kinh tế toàn cầu.

Trong 9 tháng đầu năm 2017, Đà Nẵng đã đón hơn 5,15 triệu lượt khách, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2016. Vốn FDI vào Đà Nẵng cũng tăng vọt 269,5%, đạt khoảng 14,3 triệu USD chỉ trong nửa đầu năm 2017. Sự bùng nổ du lịch và thu hút nguồn vốn đã kéo theo nhu cầu cao về cơ sở hạ tầng lưu trú và các dịch vụ liên quan của du khách và chuyên gia trong và ngoài nước tới sinh sống và làm việc.

Theo đó, những dự án bất động sản cao cấp nhanh chóng được triển khai để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao. Bất động sản Đà Nẵng giai đoạn này ghi nhận tăng từ 20 - 30%, đáng chú ý giá đất ven biển đã tăng từ 30 - 50%.

Không chỉ Hà Nội và Đà Nẵng, nhiều thành phố lớn trên thế giới như Sydney (Úc), Bắc Kinh (Trung Quốc), Manila (Philippines),... cũng ghi nhận sự bùng nổ của thị trường bất động sản sau khi đăng cai APEC, với mức tăng trưởng trung bình từ 15 - 30%, song hành cùng sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội.

PHÚ QUỐC CHUYỂN MÌNH MẠNH MẼ ĐÓN VẬN HỘI APEC 2027

Phú Quốc - hòn đảo đẹp thứ 2 hành tinh (do Travel + Leisure (Mỹ) bình chọn), đang đứng trước thời khắc lịch sử khi chính thức trở thành địa phương được lựa chọn đăng cai APEC 2027.

Để chuẩn bị cho sự kiện mang tầm vóc quốc tế này, Phú Quốc đã và đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng để sẵn sàng đón nhận vận hội mới. Với tổng mức đầu tư đề xuất lên tới hơn 300 nghìn tỷ đồng hàng loạt các dự án trọng điểm sẽ được đẩy mạnh triển khai: Dự án đầu tư nâng cấp mở rộng sân bay Quốc tế Phú Quốc; mở rộng tuyến ĐT 975; nâng cấp, cải tạo tuyến ĐT 973; đầu tư xây mới tuyến đường ven biển đi qua Mũi Hanh, Bãi Xếp kết nối cảng Quốc tế An Thới; nâng cấp mở rộng Cảng biển Quốc tế An Thới; đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị, tuyến xe điện, xe bus… tạo điều kiện thuận lợi cho sự kết nối và lưu thông. Đồng thời, hàng loạt khu đô thị, bệnh viện, khu liên hiệp thể thao, công viên, sân golf… cũng đang được đẩy mạnh triển khai nhằm phục vụ cho sự kiện APEC và thu hút dòng khách quốc tế trong tương lai.

Các công trình biểu tượng đón APEC 2027 đang được đầu tư mạnh mẽ. Các công trình biểu tượng đón APEC 2027 đang được đầu tư mạnh mẽ.

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, APEC 2027 còn mở ra “cơ hội vàng” cho thị trường bất động sản Phú Quốc. Theo nhiều chuyên gia, giá trị bất động sản tại đảo ngọc được dự báo có thể tăng trưởng từ 20 - 30% trong giai đoạn 2025 - 2027, nhờ hiệu ứng từ sự kiện tầm cỡ này.

Thực tế cho thấy, khu vực phía nam Phú Quốc đang là nơi đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ với hầu hết các công trình phục vụ APEC đều được đặt ở khu vực này. Theo đó, hàng loạt dự án bất động sản trọng điểm tại nam đảo ngọc đang được đầu tư mạnh mẽ, không chỉ nâng tầm diện mạo đô thị mà còn trở thành những công trình điểm nhấn chào đón APEC trong đó đáng chú ý phải kể đến: khách sạn 5 sao Grand Mercure nằm trong thành phố tinh khiết Meyhomes Capital Phú Quốc, bộ sưu tập căn hộ du thuyền Meypearl Harmony Phú Quốc,...

Tòa tháp biểu tượng Meypearl Harmony Phú Quốc chào đón APEC 2027. Tòa tháp biểu tượng Meypearl Harmony Phú Quốc chào đón APEC 2027.

Có thể thấy, Phú Quốc đang đứng trước một cơ hội lớn chưa từng có. Với sự chuẩn bị quyết liệt về hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản, đảo ngọc đã sẵn sàng để bứt phá để trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút công dân toàn cầu.

Xem bản gốc