Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

APG ôm lỗ nặng quý 3 vì tự doanh

Vietstock 4 Ngày trước

APG ôm lỗ nặng quý 3 vì tự doanh

Quý 3/2024, CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG) gây bất ngờ khi lỗ ròng đến 148 tỷ đồng, gần bằng mức lỗ lịch sử thiết lập ở quý 4/2022. Trong đó chênh lệch giảm đánh giá lại các tài sản tài chính FVTPL tăng đột biến lên mức 160 tỷ đồng (tức tự doanh lỗ 160 tỷ đồng) là tác nhân chính dẫn đến kết quả này.

APG lỗ nặng trong quý 3/2024

Khoản lỗ trong quý 3 đã hoàn toàn xóa sạch thành quả đạt được trong nửa đầu năm, khiến APG chịu lỗ lũy kế hơn 98 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024. Cùng kỳ năm trước, Công ty lãi ròng gần 403 tỷ đồng.

Năm 2024, APG lên kế hoạch lãi ròng 239 tỷ đồng, tăng 43% so với thực hiện năm 2023. Cơ sở này được Công ty đưa ra trên giả định VN-Index dao động quanh vùng 1,300 điểm trong nửa cuối năm nay.

Như vậy, dù VN-Index vẫn đang giao dịch quanh vùng đỉnh 1,300 điểm như Công ty giả định, nhưng việc lỗ nặng trong quý 3 đã khiến cơ hội hoàn thành kế hoạch năm trở nên cực kỳ khó khăn.

* ĐHĐCĐ APG: Kế hoạch lãi trước thuế 239 tỷ đồng, bầu bổ sung 4 thành viên HĐQT

Kết quả kinh doanh quý 3 và lũy kế 9 tháng năm 2024 của APG

Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Cuối quý 3, danh mục tài sản tài chính FVTPL của APG chủ yếu là cổ phiếu niêm yết có giá trị hợp lý hơn 503 tỷ đồng, thấp hơn 143 tỷ đồng so với giá gốc 646 tỷ đồng, phần nào phản ánh khoản lỗ nặng quý 3.

Danh mục cụ thể cuối quý 3 không được APG công bố. Xét trên danh mục cuối quý 2 có giá gốc hơn 623 tỷ đồng và giá trị hợp lý hơn 663 tỷ đồng, dễ thấy APG khi đó nắm giữ tỷ trọng khá lớn KOS và GKM - hai cổ phiếu có mức giảm lần lượt 4.2% và 66% trong quý 3/2024. Đây có thể là những nguyên nhân chính khiến khoản lỗ tài sản tài chính FVTPL tăng cao.

* Chứng khoán APG mua 1.9 triệu cp GKM ở vùng đỉnh gần 1 năm

Danh mục tài sản tài chính FVTPL của APG cuối quý 2/2024

Đvt: Đồng

Nguồn: BCTC quý 2/2024 của APG

Tổng tài sản cuối quý 3 của APG gần 2,730 tỷ đồng, gấp 1.5 lần đầu năm, chủ yếu do tăng mạnh trả trước cho người bán, phải thu các tài sản tài chính và đầu tư dài hạn.

Giá trị trả trước cho người bán ghi nhận gần 826 tỷ đồng, trong khi đầu năm chỉ hơn 2 tỷ đồng. Đây là các khoản APG trả trước cho các bên gồm APG Holdings, Cụm CN APG, Eco HT, Đầu tư Bắc Vương và các người bán khác.

Nguồn: BCTC quý 3/2024 của APG

APG tăng đột biến khoản phải thu đối với các khoản đầu tư đáo hạn gần 406 tỷ đồng, qua đó kéo tổng phải thu ngắn hạn lên hơn 410 tỷ đồng, trong khi đầu năm chỉ hơn 67 tỷ đồng.

Quy mô các khoản đầu tư dài hạn cũng tăng khá mạnh, từ gần 302 tỷ đồng lên hơn 464 tỷ đồng, do APG tăng đầu tư vào các công ty APG ECO Hòa Bình, APG Energy Nghệ An và phát sinh mới khoản đầu tư vào Nhiệt điện Sinh khối Trường Minh.

Nguồn: BCTC quý 3/2024 của APG

Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả tăng mạnh sau khi Công ty phát sinh các khoản vay ngắn hạn gần 277 tỷ đồng từ cả ngân hàng và cá nhân. Công ty cũng thực hiện tăng vốn trong tháng 5/2024, qua đó nâng vốn điều lệ từ hơn 1,536 tỷ đồng lên hơn 2,236 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh kém tích cực phần nào phản ánh vào giá cổ phiếu APG thời gian qua, hiện đã về dưới mệnh giá. Không chỉ quý 3 vừa qua, tình hình kinh doanh quý 2 liền trước của Công ty cũng nhuốm màu ảm đạm, với lãi ròng giảm 47% còn hơn 47 tỷ đồng.

Trong bối cảnh khó khăn gần đây, Chủ tịch HĐQT APG là ông Nguyễn Hồ Hưng chính thức không còn là cổ đông lớn APG, sau khi bán thành công 5 triệu cp từ ngày 01 - 04/10/2024. Ngoài ông Hưng, các nhân sự cấp cao khác của APG như ông Trần Thiên Hà - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Người phụ trách quản trị công ty cũng đã bán bớt cổ phiếu APG.

* Chủ tịch Chứng khoán APG bán thành công 5 triệu cp

Cổ phiếu APG liên tục giảm thời gian gần đây

Huy Khải

FILI

Xem bản gốc