Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Bà chủ thương hiệu thời trang cao cấp: "Kiếm được 20 triệu đồng đầu tiên, tôi dành 17 triệu đi làm mũi, 3 triệu mua hai bộ quần áo đẹp"

Markettimes 2 Giờ trước

Nhà thiết kế (NTK) Vân Anh Scarlet là người sáng lập hai thương hiệu thời trang VAS và VAD, với những trang phục theo phong cách quyến rũ và cá tính, được nhiều người nổi tiếng lựa chọn. Mặc dù yêu thích nghệ thuật từ nhỏ, cô cho biết bản thân “chưa đam mê đến mức sống chết” khi mới khởi nghiệp trong ngành thời trang.

Lúc đó tôi vừa ra trường, làm sao đã có những lý tưởng lớn lao khi trải nghiệm còn non nớt. Sau này càng làm mới càng khám phá ra thời trang có rất nhiều điều tuyệt vời. Mỗi ngày đều được sáng tạo, tiếp xúc với những người thợ, nâng cao tay nghề, nói chuyện với khách hàng… Nhìn chung, thời trang mở ra cho tôi một thế giới mới, khiến cuộc sống của tôi trở nên tốt đẹp hơn.

Thực sự tôi xuất thân không khá giả lắm, lên Hà Nội chỉ mang đúng chiếc nồi cơm điện, tới nơi rồi thì làm nhân viên bán hàng. Sau 10 năm ra trường, tôi đã sở hữu một số kiến thức cùng 2 thương hiệu thời trang mà tôi tự hào”, Vân Anh chia sẻ trong series podcast Chapter 0 do Rising Vietnam sản xuất.

Kiếm được 20 triệu đồng đầu tiên dành 17 triệu đi làm mũi

Khi được hỏi về những khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ trên thương trường, Vân Anh nhìn nhận rằng đàn ông thường lý trí hơn, nhưng thành công của mọi công ty, cũng như bất cứ chuyện gì khác trong cuộc sống, không thể nào chỉ dùng 100% lý trí. Có thể phụ nữ yếu hơn một chút về lý trí, nhưng tình cảm mới là thứ gắn kết, khiến mọi người yêu công ty và muốn cống hiến. Việc điều hành công ty cần cả lý trí và tình cảm.

Nói thêm về những áp lực của phụ nữ khi kinh doanh, Vân Anh cho biết càng những lúc khó khăn, thị trường đi xuống hoặc bản thân gặp vấn đề, thì tinh thần càng phải mạnh mẽ.

462633600_2424509634423495_2066137239695691970_n(1).jpg

Mọi người thường nói quần áo không làm nên thầy tu, tức là bản chất con người mới quan trọng. Nhưng khi gặp phải những vấn đề không vui mà diện mạo của bạn tiêu điều, xơ xác, quần áo xộc xệch, thì nhìn vào mọi người đã cảm thấy chán rồi, chưa cần nói chuyện xem bạn đang gặp phải vấn đề thế nào.

Vậy nên quần áo, hay vẻ bề ngoài, chính là bộ áo giáp của mình. Tôi không dùng nó làm công cụ mà làm vũ khí. Càng những lúc phải trải qua điều không may, chẳng hạn như vừa chia tay mối tình lâu năm hoặc nợ nần, công việc thất bại, thì bạn càng phải chỉn chu, xinh đẹp. Có áo giáp mạnh mới có thể chiến đấu”, Vân Anh nêu quan điểm.

Theo cô, thành công của một người phụ nữ sẽ đến từ cả nội lực và ngoại lực. Nội lực là tri thức, sự mạnh mẽ bên trong. Còn ngoại lực chính là vẻ bề ngoài mà bạn đầu tư cho bản thân.

da606ad8-46d5-4d70-893b-231623f2ff0a.jpg

Số tiền đầu tiên làm ra tôi dùng để đi làm mũi. Tôi vẫn nhớ hồi đó làm MC, được trả 20 triệu đồng. Tôi quyết định dành 17 triệu đi làm mũi, 3 triệu còn lại đem mua 2 bộ quần áo đẹp, vì tôi biết công việc của mình cần như thế.

Tôi không quá đề cao vẻ đẹp bên ngoài, nhưng tôi mong phụ nữ hãy yêu thương bản thân, đừng ngại việc phẫu thuật thẩm mỹ hoặc chi tiền cho ngoại hình, thời trang, make-up, spa, chăm sóc bản thân… Bên cạnh đó, tôi cũng không bao giờ ngần ngại đầu tư cho tri thức, dành rất nhiều thời gian tham gia các khóa học”, Vân Anh chia sẻ thẳng thắn.

Bà chủ VAS và VAD khẳng định không bao giờ xuất hiện trong vẻ ngoài xuề xòa, luôn chỉn chu để thể hiện sự tôn trọng người đối diện. Cô quan niệm đây cũng chính là hình ảnh doanh nghiệp, bộ mặt của tất cả những con người đang làm trong công ty. Cô chỉn chu, cầu kỳ, kỹ tính thì thương hiệu của cô cũng sẽ đi theo tầm nhìn như thế

1e781564-48fd-4a16-a4d7-0b6cc4c41235.jpg

"Nội lực kém chắc chắn sẽ bị người khác dẫn dắt, thao túng"

Đề cập tới câu chuyện khởi nghiệp, Vân Anh cho rằng các bạn trẻ khi bắt đầu hãy tìm cơ hội trước, sau đó mới đến đam mê, không cần nhất quyết theo đuổi đam mê đầu tiên. Đôi khi trong quá trình làm một công việc, chúng ta có thể phát triển đam mê vì những giá trị nó đem lại.

Thêm vào đó, những vấp ngã trên con đường sự nghiệp vô cùng đáng giá. Một trong những bài học Vân Anh nhớ nhất là khi công ty phát triển, cô quyết định thuê đội ngũ nhân sự giỏi, chuyên môn cao về làm.

Tôi nghĩ rằng họ sẽ hỗ trợ, tư vấn cho tôi. Cuối cùng mọi thứ như một nồi lẩu thập cẩm. Khi có rất nhiều người giỏi về, mỗi người đều muốn thay đổi doanh nghiệp, đưa nhiều quan điểm. Nếu không vững tâm, những quyết định mình đưa ra sẽ vô cùng nguy hiểm. Đôi khi tôi đánh mất bản thân, không tin vào chính mình nữa. Vì đi theo các định hướng mới, tôi mất tất cả, từ khách hàng đến đối tác.

Bài học tôi rút ra là hãy tin vào chính mình, biết sàng lọc tất cả các thông tin nhiễu loạn xung quanh và phát triển nội lực. Khi nội lực kém chắc chắn sẽ bị người khác dẫn dắt, thao túng”, Vân Anh kết luận.

Xem bản gốc