Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Bình Định: Làng nghề truyền thống tất bật vào vụ Tết

Báo Dân tộc & Phát triển 5 Ngày trước

Những ngày giáp Tết, về với làng nghề bánh, bún An Thái, Trường Cửu tại xã Nhơn Lộc, Nhơn Phúc, dọc 2 bên đường sẽ thấy được nét đẹp lao động của người dân. Dù đang tất bật bên bếp lửa, cô Nguyễn Thị Bảy, ở thôn Trường Cửu xã Nhơn Lộc vẫn vui vẻ chia sẻ: Tất cả công đoạn làm bánh tráng, gia đình đều làm bằng phương pháp thủ công nên nhiều công đoạn phải thức dậy lúc tờ mờ sáng. Ngày thường, gia đình làm khoảng 30kg gạo, từ tháng 11 âm lịch khách tiêu thụ nhiều nên số lượng tăng lên gấp đôi mới đủ phục vụ khách hàng.

Làng nghề bún Song Thằn hoạt động hết công xuất để có hàng bán TếtLàng nghề bún Song Thằn hoạt động hết công xuất để có hàng bán Tết

Còn ông Võ Văn Tiền, chủ cơ sở sản xuất bánh tráng Ngọc Tâm, ở thôn An Thái, xã Nhơn Phúc cho hay: Nghề này thì làm quanh năm, ngày bình thường cơ sở làm khoảng 3 tạ gạo; 2 tạ mì cho ra thành phẩm khoảng 7.000 cái bánh tráng; sản lượng tăng lên gấp 2 có khi gấp 3 ở những tháng cuối năm.

Tương tự, chị Nguyễn thị Bé một gia đình làm bánh, bún lâu năm tại thôn An Thái chia sẻ: Bún Song Thằn là đặc sản độc đáo của làng nghề An Thái, được rất nhiều người ưa thích. Cứ 5 kg đậu xanh hạt được xay và chắc lọc nước nhiều lần cho ra 1,2 kg bột đậu xanh tinh chất, đem nhồi rê làm thành 1 kg bún Song Thằn khô. Chất lượng bún rất ngon, dinh dưỡng cao, mỗi kg bún có giá trên 200 nghìn đồng. Cận Tết là gia đình không dám nhận đơn đặt hàng vì sợ làm không kịp.

Những ngày này, các làng nghề bánh tráng luôn đỏ lửaNhững ngày này, các làng nghề bánh tráng luôn đỏ lửa

Được hình thành hơn hàng trăm năm, làng nấu rượu Bàu Đá tại thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn vẫn luôn giữ gìn nét văn hóa nấu rượu thủ công truyền thống từ xưa. Đến nay, rượu Bàu Đá vẫn giữ được thương hiệu của một trong những đặc sản nổi tiếng của Bình Định.

Mới đây, có dip ghé qua xóm Bàu đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, nơi phát tích của loại rượu Bàu Đá nổi tiếng. Đến thăm cơ sở sản xuất rượu Bàu Đá Hoa Thưởng của ông Lê Văn Thưởng, ngay từ đầu ngõ nhà ông, mùi hương rượu đã toả ra thơm phức

Ông Thưởng chia sẻ: Cách nấu rượu Bàu Đá cũng như những loại rượu thủ công khác, không có bí quyết gia truyền nào. Gạo nấu thành cơm, để nguội, đánh tơi rồi trộn men, cho vào xô nhựa ủ khô hai ngày đêm, sau đó cho nước vào ủ thêm ba ngày đêm cho dậy men rồi nấu, đơn giản vậy mà thành rượu. Có chăng, rượu Bàu Đá đặc biệt hơn những nơi khác là do nguồn nước nơi đây tạo nên. Trong thời gian nấu, phải thường xuyên lắng nghe giọt rượu nhỏ nhanh hay chậm để thêm hay bớt lửa. Chính vì cách nấu cẩn thận này mà rượu Bàu Đá có hương vị rất đậm đà.

Ông Lê Văn Thưởng đang ủ rượu Bàu Đá để cung cấp cho khách hàng dịp TếtÔng Lê Văn Thưởng đang ủ rượu Bàu Đá để cung cấp cho khách hàng dịp Tết

Cũng theo ông Thưởng, để có một nồi rượu thơm ngon, người ta phải dùng gạo trì để nấu, mỗi mẻ là 5kg gạo, nấu đúng 6 tiếng đồng hồ và chỉ cất được từ 2,5 - 3 lít rượu, mỗi ngày cơ sở của ông sản xuất tầm 10 lít rượu, tùy vào số lượng khách hàng đặt mua. Gần Tết, chúng tôi tăng sản lượng lên gấp đôi, gấp ba nhưng vẫn không đủ cung cấp cho khách hàng.

Nói về tên gọi Bàu Đá, ông Thưởng cho hay: Cái tên này xuất phát từ xa xưa, đó là tên của một cái bàu (ao) nước cả làng dùng chung để sinh hoạt và nấu rượu. Nguồn nước để tạo nên “chất rượu” đặc biệt vẫn là nguồn nước được rỉ ra từ mạch ngầm của Bàu Đá ngày xưa. Bâu giờ, bàu nước đã bị bồi lấp thành ruộng lúa bốn mùa tươi tốt nhưng mạch nước ngầm từ các giếng nước trong làng vẫn xanh trong, dung để nấu rượu vẫn giữ được hương vị xưa.

Rời Cù Lâm, xuôi về Nhạn Tháp, thăm Làng nghề gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu cũng đang tất bật làm hàng để chuẩn bị bán Tết. Làng nghề này hiện có 75 hộ vẫn còn giữ nghề, với hơn 550 lao động, thu nhập bình quân hơn 5 triệu đồng/người/tháng.

 Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu nổi tiếng không chỉ bởi sự đa dạng, chất lượng, sự tinh xảo về nghệ thuật chế tác, mà còn thể hiện tính đặc trưng của văn hóa làng nghề tiểu, thủ công truyền thống của An Nhơn. Sản phẩm hiện nay của làng nghề không chỉ được tiêu thụ trong tỉnh, các tỉnh lân cận mà còn được xuất khẩu sang một số nước và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…

Những cơ sở sản xuất đồ mỹ nghệ ở làng nghề truyền thống Nhơn Hậu đang chuẩn bị các mặt hàng để bán TếtNhững cơ sở sản xuất đồ mỹ nghệ ở làng nghề truyền thống Nhơn Hậu đã chuẩn bị các mặt hàng để bán Tết

Điều đáng mừng cho những làng nghề truyền thống hiện nay, là sản phẩm vẫn được khách hàng ưa chuộng. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đang xây dựng Đề án Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Điều này mở ra cơ hội cho các làng nghề truyền thống được khôi phục, phát triển và mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thị xã An Nhơn Bùi Văn Cư, chia sẻ: Thị xã An Nhơn là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống. Hiện nay, hoạt động du lịch tại các làng nghề ở An Nhơn còn tự phát, chưa được tổ chức chặt chẽ và thiếu chuyên nghiệp. Để khai thác thế mạnh, tiềm năng du lịch của làng nghề, thị xã đã xây dựng Đề án Phát triển du lịch tại các làng nghề. 

“Thời gian qua, UBND thị xã An Nhơn phối hợp Sở Du lịch Bình Định và các ngành, địa phương quảng bá các làng nghề thông qua các phương tiện thông tin truyền thông. Các cơ sở sản xuất truyền thống được tham gia hội chợ, triển lãm do tỉnh và thị xã tổ chức”, ông Cư chia sẻ thêm.

Xem bản gốc