Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Các địa phương tập trung khôi phục sản xuất sau bão, lũ

Báo Dân tộc & Phát triển 1 Tháng trước
Đến nay, các tỉnh, thành phố có thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 vừa qua đã và đang tập trung khôi phục tái thiết mọi mặt sau bãoĐến nay, các tỉnh, thành phố có thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 vừa qua đã và đang tập trung khôi phục tái thiết mọi mặt sau bão

Thiệt hại nặng nề

Thống kê của Cục Trồng trọt, mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 3 đã gây ngập lụt hơn 300 nghìn ha cây trồng. Trong đó, diện tích lúa bị ảnh hưởng 200.000ha, rau màu 51.000ha và 61.000ha cây ăn quả, cây công nghiệp…

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bão số 3 là cơn bão có cường độ mạnh nhất đổ bộ trực tiếp vào nước ta trong 30 năm qua. Hoàn lưu sau bão đã gây ra đợt mưa rất lớn, kéo dài nhiều ngày trên diện rộng tại khắp các địa phương khu vực Bắc Bộ. Mưa lớn khiến lũ lớn nhất kể từ năm 1971 trên toàn bộ lưu vực đồng bằng sông Hồng - Thái Bình; sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại hầu hết các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ, nhất là ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng... Bên cạnh đó, ngập lụt nghiêm trọng cũng xảy ra tại các khu vực thấp trũng ở cả miền núi, trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Theo thống kê, toàn tỉnh Yên Bái có khoảng 7.000ha cây trồng bị thiệt hại, ảnh hưởng, trong đó lúa hơn 3.000ha, ngô, rau màu hơn 1,61 nghìn ha, cây công nghiệp, cây ăn quả 853ha, cây lâm nghiệp là 1.444ha. Ước thiệt hại do mưa, bão, lũ đối với ngành nông nghiệp của tỉnh là hơn 5.738 tỷ đồng”.

Tỉnh Hà Giang, từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra rất nhiều đợt thiên tai với mức ảnh hưởng lớn, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Riêng hoàn lưu bão số 3 vừa qua làm 1.407 nhà dân bị ảnh hưởng; gần 2.200ha hoa màu, thủy sản và hơn 6.400 con gia cầm, 112 con gia súc thiệt hại. Nhiều tuyến đường giao thông, công trình thuỷ lợi, giáo dục, điện lực và công trình phúc lợi bị sạt lở, vùi lấp; ước thiệt hơn 141 tỷ đồng.

Theo Trưởng thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình (Hà Giang) Phàn Văn Canh cho biết: “Trên địa bàn chủ yếu có hai đồng bào dân tộc sinh sống là Dao và Mông với số hộ nghèo, cận nghèo là 30 hộ; ngành nghề chính của nhân dân trong thôn là làm nông nghiệp. Tuy nhiên, mưa, lũ vừa qua đã làm thiệt hại 6,8ha lúa, rau màu và 12ha cây lâm nghiệp của bà con. Vì vậy, hiện nay đời sống của nhân dân trong thôn đang gặp rất nhiều khó khăn”.

Các địa phương huy động nhân lực, vật lực đảm bảo thu hoạch trong thời gian nhanh nhất, phòng khi mưa lớn trở lạiCác địa phương huy động nhân lực, vật lực đảm bảo thu hoạch trong thời gian nhanh nhất, phòng khi mưa lớn trở lại

Nhu cầu giống cho sản xuất lớn

Bão, lũ gây thiệt hại nặng đối với diện tích nông nghiệp ở nhiều địa phương miền bắc cho nên hiện nay nhu cầu hạt giống và cây giống để phục hồi, khôi phục sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt là rất lớn. Trong đó, với cây lúa cần 15 nghìn tấn giống để sản xuất vụ đông xuân 2024-2025; rau các loại cần 112,5 tấn và hơn 1.000 tấn giống ngô. Tuy nhiên, lượng giống trong kho dự trữ quốc gia hạn chế chính vì vậy cần có sự chung tay hỗ trợ của các doanh nghiệp sản xuất giống nhằm giúp nhân dân bảo đảm đủ lượng giống gieo trồng.

Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết: Ngay sau khi bão, lũ xảy ra tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường lực lượng, phối hợp các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai; rà soát đánh giá thiệt hại, vệ sinh môi trường và hỗ trợ nhân dân sớm ổn định cuộc sống. Đối với lĩnh vực trồng trọt, tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương thống kê, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ giống lúa, ngô, rau màu và vật tư phục vụ sản xuất và kịp thời đề xuất Trung ương hỗ trợ bảo đảm thời vụ.(Đối với cây lúa cần 15 nghìn tấn giống để sản xuất vụ đông xuân 2024-2025; rau các loại cần 112,5 tấn và hơn 1.000 tấn giống ngô).

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, mưa, lũ vừa qua cũng gây thiệt hại nặng đối với sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh có 2.436ha lúa bị thiệt hại, trong đó diện tích diện tích ruộng lúa bị sạt lở mất đất, không có khả năng khôi phục là 361,71ha và 131,53ha bị đất đá vùi lấp, phải cải tạo mới tiếp tục sản xuất được.

Ngoài ra, trên địa bàn còn có gần 1,9 nghìn ha ngô, rau màu, sắn; 186,39 cây ăn quả, cây lâu năm; hơn 1,5 nghìn ha cây lâm nghiệp, cây dược liệu, cây công nghiệp... bị thiệt hại.

Hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động, phối hợp Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương khôi phục sản xuất. Đồng thời, ngành nông nghiệp cũng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất Trung ương hỗ trợ cây, con giống để giúp nhân dân phục hồi sản xuất trong thời gian sớm nhất.

Tỉnh Tuyên Quang, mưa, lũ vừa qua cũng khiến hơn 5,4 nghìn ha lúa, 3,42ha ngô, sắn, rau màu, 843ha cây ăn quả, 720ha cây lâm nghiệp bị ảnh hưởng.

Để giúp nhân dân khôi phục sản xuất, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cùng Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các địa phương đã trực tiếp xuống địa bàn hướng dẫn địa phương và nhân dân biện pháp khắc phục thiệt hại. Đồng thời, hướng dẫn nhân dân đăng ký giống vật tư (hỗ trợ của nhà nước) phục vụ sản xuất vụ đông năm 2024, lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau lũ.

Chia sẻ về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh cho rằng: “Bão, lũ đã qua, vì vậy việc cấp bách hiện nay là các địa phương và nhân dân cần chung tay, vào cuộc quyết liệt ngay để khắc phục hậu quả nhằm khôi phục sản xuất, bảo đảm sinh kế cho bà con nông dân. Hiện nay, Trung tâm đã chuyển giao cho trung tâm khuyến nông các địa phương nhiều bộ tài liệu liên quan đến công tác khắc phục hậu quả và khôi phục lại sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, Trung tâm cũng đã chỉ đạo hệ thống khuyến nông vào cuộc để tập huấn, hướng dẫn người dân vệ sinh, tiêu độc chuồng trại, vườn cây, các ruộng hoa màu và xuống các giống cây vụ đông sớm giúp bà con có thu hoạch ngay để giải quyết được bài toán về lương thực thực phẩm, thu nhập trong thời gian sắp tới”.

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng: “Bộ đã thành lập các đoàn công tác về những địa phương chịu ảnh hưởng nặng do bão và hoàn lưu bão số 3 vừa qua. Qua khảo sát tại các địa phương, chúng tôi thấy việc khôi phục ngay sản xuất ở các vùng này là rất cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là làm sao để bảo đảm đủ lượng giống cho nhân dân khôi phục sản xuất”.

Đối với vấn đề giống cây trồng, theo Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung, hiện nay nhiều doanh nghiệp thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ giống cây trồng giúp nhân dân sớm khôi phục sản xuất. Đối với giống lúa phục vụ gieo cấy vụ đông xuân 2024-2025, khả năng cơ bản đáp ứng đủ vì thời gian chuẩn bị còn dài cộng với sự đồng hành, hỗ trợ từ các doanh nghiệp”.

Để sớm khôi phục sản xuất, Cục Trồng trọt cũng lưu ý các địa phương cần chủ động kiểm tra, thoát nước kịp thời, vệ sinh đồng ruộng; chủ động chuẩn bị hạt giống rau để gieo trồng lại với những loại rau ăn lá, ngắn ngày, rau ưa nước nhằm cung cấp rau kịp thời cho thị trường khi giáp vụ.

Xem bản gốc