Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Các doanh nghiệp công nghệ số nhận nhiệm vụ tiến vào kỷ nguyên mới

Báo Tin tức 6 Giờ trước

Tại sự kiện, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp công nghệ số. Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn FPT nhận nhiệm vụ làm chủ công nghệ AI, mô hình ngôn ngữ lớn với Tổng bí thư Tô Lâm và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.

Chú thích ảnh Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được giới thiệu tại diễn đàn.

Nhận nhiệm vụ này, FPT cam kết sẽ tích cực thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, nghiên cứu, làm chủ công nghệ số giúp đẩy nhanh quá trình thực hiện cuộc cách mạng chuyển đổi số và đưa Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới.

Theo ông Trương Gia Bình, Nghị quyết số 57-NQ/TW chính là điểm tựa của Việt Nam để đi vào kỷ nguyên vươn mình, để trở thành quốc gia hùng cường và dân tộc phồn vinh. Nghị quyết số 57-NQ/TW cũng là một chỉ dấu quan trọng khi vận hội đất nước đã đến. Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra 4 hành động dành cho Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học, trí thức và người dân; Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ.

Thời gian tới, FPT thực hiện 3 điểm: Thứ nhất là FPT sẽ đầu tư vào Công nghệ trụ cột: Trí tuệ nhân tạo, Bán dẫn, Công nghệ ô tô, Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. FPT sẽ nỗ lực làm chip AI, tập trung phát triển phần mềm ô tô, vì ô tô đang chuyển từ cơ khí sang phần mềm. FPT đang làm việc với các tập đoàn ô tô ở Mỹ, Châu Âu... FPT tham gia chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh, chuyển đổi trí tuệ nhân tạo cho các ngành , các địa phương và cho Giáo dục, Y tế.

Thứ hai là về nhân lực, FPT có 12.000 kỹ sư về AI, được cấp gần 1 vạn chứng chỉ NVIDIA trong thời gian ngắn. FPT cam kết đến 2030 sẽ đào tạo 1 vạn kỹ sư bán dẫn, 5 vạn kỹ sư AI, tham gia đào tạo chuyển đổi nửa triệu kỹ sư CNTT sang AI.

Thứ ba là FPT cam kết đầu tư vào hạ tầng. Tập đoàn xây dựng 2 nhà máy ở Việt Nam và Nhật Bản. 5 năm nữa, 2030 sẽ xây dựng 5 nhà máy Trí tuệ nhân tạo trên toàn cầu, góp phần đưa Việt Nam là 1 trong các quốc gia cung cấp hạ tầng tính toán về trí tuệ nhân tạo hàng đầu khu vực.

Chú thích ảnh Ứng dụng VNeID nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Còn Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT Tô Dũng Thái cho biết: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cam kết, đến năm 2027, VNPT sẽ làm chủ mô hình GenAI Make in Viet Nam trên các lĩnh vực ngôn ngữ, hình ảnh, thông tin, dữ liệu. Trong đó, mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt, người Việt tối thiểu đạt mức độ 100 tỷ tham số, có sự hiểu biết vượt trội về văn hóa, lịch sử, địa lý Việt Nam, giải quyết được những vấn đề lớn của Việt Nam.

Đến năm 2027, VNPT sẽ làm chủ công nghệ để xây dựng bản sao số cho các thành phố, bao gồm phát triển bản đồ số quốc gia 3D Make in Viet Nam, hạ tầng kỹ thuật đô thị, môi trường, giao thông, logistics, giáo dục, y tế, công thương, các công trình ngầm, không gian mặt đất, không gian vệ tinh.

Xây dựng nền tảng kết nối và quản lý IoT để mô phỏng, quan sát, giám sát, quản lý và phân tích dữ liệu trên bản đồ, đưa ra các kịch bản quản lý phục vụ cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và đô thị thông minh.

Trong năm 2025, VNPT sẽ tiếp tục phát triển các trung tâm điều hành thông minh tại các bộ, ngành, địa phương để qua đó giúp đưa toàn bộ các phần mềm của các cơ quan Nhà nước trực tuyến, đặc biệt dựa trên dữ liệu, để qua đó phục vụ cho người dân và doanh nghiệp tốt hơn. VNPT kính đề nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách giao nhiệm vụ, hỗ trợ để VNPT có thể thực hiện tốt sứ mệnh này.

Chủ tịch tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính cho biết: CMC cam kết nhận 2 nhiệm vụ sau: Thứ nhất, CMC sẽ xây dựng nền tảng điện toán đám mây CMC Cloud trở thành nền tảng dẫn đầu Việt Nam, sở hữu năng lực công nghệ của người Việt như công nghệ ảo hóa máy chủ, công nghệ ảo hóa lớp mạng, ảo hóa lưu trữ. CMC cam kết đến năm 2028 sẽ đầu tư một trung tâm điện toán đám mây hàng đầu khu vực với quy mô 80MW, hoàn toàn do Việt Nam làm chủ. Nhiệm vụ thứ hai là xây dựng nền tảng tri thức Việt AI mà chúng tôi gọi là C-Open AI. Với C-Open AI, CMC đã làm chủ toàn bộ công nghệ lõi và có 25 công nghệ lõi, có những công nghệ hàng đầu thế giới.

Chú thích ảnh Công nghệ chip bán dẫn được giới thiệu tại diễn đàn.

Chủ tịch HĐQT Misa Lữ Thành Long cho biết, MISA cam kết trong 5 năm tới sẽ đầu tư 2.500 tỷ đồng cho việc xây dựng mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) AI với tối thiểu 100 tỷ tham số và chuyên sâu cho xử lý văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước, kế toán, thuế và quản trị doanh nghiệp. Điều này rất hữu ích cho cơ quan, chính phủ, doanh nghiệp, người dân.

Chuyên sâu nông nghiệp, hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi và trồng trọt nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam ngày càng giàu mạnh và hùng cường.

Chủ tịch hãng hàng không Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết: Nghị quyết 57 đã đặt ra định hướng rõ ràng. Với vai trò của một doanh nghiệp lớn, chúng tôi đề xuất nhận cam kết đầu tư cho nghiên cứu, phát triển để làm chủ công nghệ số chiến lược đã được Đảng đề ra như công nghệ Blockchain.

Để hiện thực hóa sứ mệnh này, chúng tôi đã xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể gồm: Đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ Blockchain, nền tảng quan trọng của nền kinh tế số. Thứ hai là hợp tác sâu rộng với các đối tác trong và ngoài nước để nâng cao năng lực, đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số. Thứ ba, tạo động lực, kêu gọi toàn thể nhân viên, đối tác cùng chung tay thực hiện sứ mệnh này, không chỉ vì doanh nghiệp mà vì cả sự phát triển của đất nước.

Xem bản gốc