Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Cần sửa nhiều quy định để nâng hạng thị trường chứng khoán trong năm 2025

Vneconomy 2 Tuần trước

Thảo luận ở hội trường Quốc hội ngày 7/11 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia, Đại biểu Đỗ Đức Hiển - TP Hồ Chí Minh cho ý kiến về Dự án Luật chứng khoán.

Theo đó, ông Hiển tán thành về quy định tại khoản 16 Điều 1 sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 56 của Luật Chứng khoán hiện hành về thành viên của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Một là, quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai cơ chế bù trừ trung tâm, phù hợp với thông lệ quốc tế và hiện nay đã có 80% các cơ chế đối tác bù trừ trên thế giới đã cho phép các ngân hàng làm thành viên bù trừ.

Hai là, quy định này cũng đảm bảo việc ghi nhận quyền được đối xử bình đẳng trước pháp luật giữa các đối tượng là công ty chứng khoán và ngân hàng độc quyền là thành viên bù trừ và không phải nghĩa vụ bắt buộc đối với các ngân hàng, đồng thời cũng thống nhất với các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng về việc các ngân hàng được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác phải được quy định trong giấy phép do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp.

Ba là, đối với mục tiêu Chính phủ đề ra về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên mới nổi vào năm 2025, việc cho phép các ngân hàng được làm thành viên bù trừ của cơ chế đối tác bù trừ trung tâm theo thông lệ quốc tế là cấp thiết để tổ chức xếp hạng, xem xét trong kỳ xếp hạng gần nhất, dự kiến là tháng 3/2025.

"Khi làm thành viên bù trừ của cơ chế đối tác bù trừ trung tâm, các ngân hàng vẫn phải đáp ứng đầy đủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đồng thời, để bảo đảm nội dung này được thực thi thuận lợi, đáp ứng thông lệ chung và yêu cầu nâng hạng nhưng vẫn phải đảm bảo chặt chẽ, tránh rủi ro phát sinh cho các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong quá trình thực hiện bù trừ, đề nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ, sớm ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ chế vận hành phù hợp trong quá trình các ngân hàng này tham gia trên hệ thống đối tác bù trừ trung tâm", ông Hiển nhấn mạnh.

Nói thêm về nâng hạng thị trường chứng khoán, Đại biểu Nguyễn Hải Nam - Thừa Thiên Huế cho rằng chủ trương về nâng hạng thị trường chứng khoán được Nhà nước quan tâm và đã triển khai từ nhiều năm nay. Hiện nay cần chỉnh sửa để có thể thực hiện được, nhất là trong bối cảnh đất nước chúng ta đang cần huy động nhiều vốn cho những dự án quan trọng quốc gia sắp tới, cho chuyển đổi số hoặc kinh tế xanh.

Trong đó có nội dung mà chúng ta phải thực hiện, đó là đối tác thanh toán bù trừ trung tâm CCP có 2 nội dung gồm xây dựng hệ thống công nghệ thông tin và các cơ chế, trong đó đặc biệt là quản lý rủi ro và quản trị rủi ro.

Nôm na chúng ta có thể hiểu trước đây yêu cầu là có tiền ký quỹ đặt trước khi giao dịch, để đến khi đặt lệnh giao dịch thành công thì sẽ có tiền để đảm bảo thanh toán được hoàn thành và không có rủi ro.

Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn chung của quốc tế khi nâng hạng họ có một yêu cầu là khi giao hàng thì phải giao tiền đồng thời một lúc để tránh việc nộp tiền lâu quá. CPP cũng có thể giải quyết được vấn đề đó. 

Ở đây có 2 vấn đề, vấn đề thứ nhất đó là khi nhà đầu tư đã thực hiện đặt lệnh giao dịch, tuy nhiên có một rủi ro thanh toán, nhất là khi trên thị trường chứng khoán của Việt Nam nói riêng cũng như thị trường chứng khoán quốc tế nói chung xảy ra những sự kiện đặc biệt. Chẳng hạn, hôm đó có thể giảm rất nhiều tới 60-70 điểm và có thể giảm trong một thời gian dài. Ví dụ như khủng hoảng tài chính Thái Lan năm 1997 hay khủng hoảng COVID-19 năm 2019, sẽ có rủi ro, chúng ta cũng cần phải cân nhắc tính toán kỹ lưỡng trong tình huống này.

Lúc này các nhà đầu tư họ đã đặt lệnh giao dịch thì nghĩa vụ thanh toán sẽ thuộc về CCP. Lúc đó có thể khối lượng tiền khá lớn và khả năng họ không hoàn thành thực hiện giao dịch cũng có thể xảy ra nên đề nghị cơ quan soạn thảo cũng như Ủy ban thẩm tra tính toán, cân nhắc kỹ vấn đề này.

Xem bản gốc