Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Cảnh đối lập: Thương hiệu đua nhau trả mặt bằng tại Trung tâm thương mại, nhà phố trong khi shipper bơi giữa đống hàng ở Hà Nội

Markettimes 8 Giờ trước

Trung tâm thương mại, nhà phố đua nhau trả mặt bằng, shipper bơi giữa đống hàng ở Hà Nội- Ảnh 1.

Thị trường bán lẻ hàng hóa dịp cuối năm bắt đầu nhộn nhịp khi nhu cầu mua sắm của khách hàng tăng lên. Vậy mà trên khắp các phố lớn nhỏ và các trung tâm thương mại, nhiều mặt bằng phải đóng cửa, dán biển cho thuê dù trước đây buôn bán sầm uất.

Trung tâm thương mại, nhà phố đua nhau trả mặt bằng, shipper bơi giữa đống hàng ở Hà Nội- Ảnh 2.

Làn sóng trả mặt bằng tại Hà Nội đã diễn ra từ khoảng nửa cuối năm 2020 sau đợt dịch đầu tiên. Từ giữa sau năm 2022, nhà phố khu trung tâm được giới kinh doanh săn lùng trở lại. Tuy nhiên, sự ấm nóng trên thị trường cho thuê không kéo dài được lâu, tình trạng trả nhà mặt phố lại tiếp tục tái diễn.

Trung tâm thương mại, nhà phố đua nhau trả mặt bằng, shipper bơi giữa đống hàng ở Hà Nội- Ảnh 3.

Tại phố Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội), chỉ một đoạn đường ngắn nhưng có đến hàng chục cửa hàng san sát nhau đóng cửa, gắn biển tìm khách thuê. Nhiều mặt bằng bị bỏ trống thời gian dài, biển hiệu của các doanh nghiệp cũ hư hỏng, xuống cấp.

Trung tâm thương mại, nhà phố đua nhau trả mặt bằng, shipper bơi giữa đống hàng ở Hà Nội- Ảnh 4.

Cách đó không xa, phố Chùa Bộc nổi tiếng là phố thời trang với đủ các cửa hàng, thương hiệu nổi tiếng nhưng nhiều nơi cũng phải xả hàng, trả mặt bằng. Các phố Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Xuân Thủy… cũng trong tình trạng tương tự, kéo dài cả năm.

Trung tâm thương mại, nhà phố đua nhau trả mặt bằng, shipper bơi giữa đống hàng ở Hà Nội- Ảnh 6.

Không chỉ nhà mặt phố mà các trung tâm thương mại ở khu vực Ba Đình, Cầu Giấy tại Hà Nội cũng có tình trạng vắng khách đến mua sắm, ngay cả dịp cuối tuần.

a465d884-f6b5-4bf7-b226-5c12d4ec26b0.jpgCác gian hàng tại các trung tâm thương mại lớn này kinh doanh các mặt hàng thời trang, gia dụng, đồ điện tử… đang gặp tình trạng chung là đóng cửa, trả mặt bằng, niêm phong chờ doanh nghiệp mới đến thuê. Những gian hàng kinh doanh còn lại đìu hiu, vắng bóng khách tham quan, mua sắm.

Trung tâm thương mại, nhà phố đua nhau trả mặt bằng, shipper bơi giữa đống hàng ở Hà Nội- Ảnh 8.

Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó chủ tịch thường trực Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cho biết phân khúc nhà phố cho thuê chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với các trung tâm thương mại và sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, một số ngành hàng phổ biến như thời trang, phụ kiện chứng kiến cuộc “tháo chạy” khỏi các mặt bằng nhà phố. Bởi thay vì bỏ chi phí lớn vào mặt bằng ở vị trí đẹp, họ chuyển sang thuê nhà trong ngõ để mở rộng kho hàng và tập trung làm marketing trên các kênh online.

Trung tâm thương mại, nhà phố đua nhau trả mặt bằng, shipper bơi giữa đống hàng ở Hà Nội- Ảnh 9.

Thật không khó để bắt gặp những nhân viên giao hàng của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada… hay của các doanh nghiệp khác như Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Viettel Post… Họ xếp hàng ngồi la liệt dưới chân các tòa chung cư, ký túc xá, khu tập thể…

Trung tâm thương mại, nhà phố đua nhau trả mặt bằng, shipper bơi giữa đống hàng ở Hà Nội- Ảnh 10.

Anh Hà Anh Tuấn, nhân viên giao hàng chia sẻ: “Tháng 12 và tháng một là đợt cao điểm. Tết cận kề, đơn hàng ngày càng nhiều, đặc biệt vào những ngày giảm giá. Dự kiến từ giữa tháng này, số lượng đơn hàng sẽ nhiều hơn gấp vài lần. Bình thường đã giao vài trăm đơn/ngày”.

Trung tâm thương mại, nhà phố đua nhau trả mặt bằng, shipper bơi giữa đống hàng ở Hà Nội- Ảnh 11.

Nông Thanh Huyền (18 tuổi – Cầu Giấy) là khách hàng vàng của một sàn TMĐT chia sẻ: “Mình rất hiếm khi mua đồ tại cửa hàng trừ trường hợp không thể mua online. Tuy nhiên, hiện nay đa phần các thương hiệu đều có trên các sàn thương mại điện tử.

Trung tâm thương mại, nhà phố đua nhau trả mặt bằng, shipper bơi giữa đống hàng ở Hà Nội- Ảnh 12.

Mình chỉ đến cửa hàng để thử hàng, nếu thấy ưng ý mình sẽ đặt hàng trên sàn TMĐT vì giá sẽ rẻ hơn nhiều lại còn có thêm mã giảm giá”.

Xem bản gốc