Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Chi phí vận tải và thuế bào mòn lợi nhuận Sao Ta, bất chấp doanh thu cao kỷ lục

Vietstock 18 Giờ trước

Chi phí vận tải và thuế bào mòn lợi nhuận Sao Ta, bất chấp doanh thu cao kỷ lục

Quý 3/2024, các chi phí vận tải và chi phí liên quan thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp đã bào mòn lợi nhuận ròng của hãng chế biến xuất khẩu tôm, bất chấp doanh thu tăng trưởng mạnh.

Dây chuyền chế biến tôm tại nhà máy Sao Ta. Ảnh: Tập đoàn PAN (PAN Group)

CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HOSE: FMC) báo cáo doanh thu thuần cao kỷ lục trong quý 3/2024, đạt gần 2.85 ngàn tỷ đồng, tăng gần 59% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp cũng cải thiện từ 10.26% lên 10.82%.

Đây là kết quả không làm bất ngờ thị trường, khi nhà xuất khẩu tôm này liên tiếp công bố doanh số ở mức xấp xỉ 30 triệu USD từ tháng 7-9 vừa qua.

Tuy vậy, bất chấp doanh thu ấn tượng, lợi nhuận ròng mà Sao Ta ghi nhận chỉ ở mức tương đương cùng kỳ, chủ yếu do các chi phí bán hàng tăng vọt 150%. Đáng chú ý, chi phí vận chuyển quý 3/2024 gấp 3 lần cùng kỳ. Con số đột biến nhiều khả năng do Sao Ta tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, vốn phải chịu chi phí vận tải cao hơn đáng kể so với thị trường chủ lực gần đây của Công ty là Nhật Bản.

Theo một chia sẻ của đại diện doanh nghiệp vào đầu tháng 8 vừa qua, Sao Ta cùng công ty con là Khang An Foods định hướng gia tăng mức xuất hàng vào Mỹ trong năm 2024, nhằm được lựa chọn là bị đơn bắt buộc cho kỳ xem xét hành chính lần thứ 20 (POR 20).

Với sự chuẩn bị sổ sách chu đáo, FMC tự tin sẽ nhận được mức thuế thấp nhất như từng xảy ra”, đại diện Sao Ta cho biết.

POR 20 là một đợt xem xét hành chính định kỳ (lần thứ 20), được tiến hành bởi Bộ Thương mại Mỹ (DOC), liên quan đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Trước đó, trong đợt POR 19, Sao Ta không được chọn làm bị đơn bắt buộc do sản lượng bán hàng vào Mỹ chỉ đứng thứ tư trong nhóm các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam. Trong tình huống này, Sao Ta không có quyền tự quyết mà lệ thuộc mức thuế bình quân gia quyền từ mức thuế của các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc.

Bùng nổ
Doanh số của Sao Ta tăng vọt trong quý 3 năm nay

Đvt: Triệu USD

Nguồn: Tổng hợp từ bản tin định kỳ Sao Ta

Trở lại với kết quả kinh doanh quý 3/2024, điểm đáng chú ý là Sao Ta chưa ghi nhận khoản hoàn thuế chống bán phá giá như thông lệ hàng năm. Đồng thời, Công ty báo cáo chi phí thuế chống trợ cấp hơn 23 tỷ đồng, cùng kỳ không có chi phí này.

Về kết quả quý 3/2024, hãng tôm có trụ sở tại Sóc Trăng báo lợi nhuận ròng gần 80 tỷ đồng, giảm 2.4% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng năm nay, Công ty đạt doanh thu gần 5.55 ngàn tỷ đồng, vượt 7% kế hoạch năm. Lãi trước thuế đạt gần 232 tỷ đồng, mới thực hiện được 72.4% con số cổ đông giao phó, do các chi phí bán hàng tăng cao.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2024 của Sao Ta

Theo Trung tâm WTO và Hội nhập - một đơn vị thuộc VCCI, khoản thuế chống trợ cấp sẽ được hoàn lại nếu nhà điều tra xác định rằng các nước nhập khẩu không vi phạm cung cấp trợ cấp bất hợp pháp, hoặc nếu hàng nhập khẩu được trợ cấp không gây tổn hại cho ngành tôm Mỹ.

Tuy nhiên, trước khi phán quyết cuối cùng được đưa ra, các nhà nhập khẩu như Sao Ta phải đối mặt mức chi phí đặt cọc thuế cho tôm xuất khẩu, như chứng kiến tại BCTC hợp nhất quý 3 vừa công bố.

Thừa Vân

FILI

Xem bản gốc