Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Chủ tịch PVN: Nếu không có cơ chế đặc thù cho điện hạt nhân thì chúng tôi sẽ không làm được

Markettimes 1 Tháng trước

Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các cơ chế, chính sách đặc thù dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Nêu quan điểm về tính cấp thiết dự án, đại biểu đoàn Cà Mau Lê Mạnh Hùng - chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng quốc gia (Petrovietnam - PVN) cho biết xu hướng dịch chuyển năng lượng xanh ngày càng lớn. Đến năm 2030, Việt Nam sẽ không làm điện than nữa, kịch bản tăng trưởng cao thì đòi hỏi phụ tải điện năng phải tăng trưởng lớn, đòi hỏi điện dự phòng tăng cao. Chính vì thế, yêu cầu chúng ta phải có điện nền, đặc biệt là điện hạt nhân ngày càng cấp thiết.

Với mục tiêu mà Trung ương, Chính phủ và Thủ tướng đề ra đưa nhà máy điện hạt nhân hoạt động thương mại vào năm 2030 và chậm nhất năm 2031. Chủ tịch PVN cho rằng là áp lực khi dự án có quy mô lớn, công nghệ phức tạp.

Đặc biệt, ông Hùng băn khoăn khi qua báo cáo thẩm tra và có ý kiến cho rằng không nên đưa tên các chủ thể cụ thể như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và PVN vào dự thảo cơ chế, đặc biệt là cơ chế liên quan tới doanh nghiệp. 

Vì thế, ông Hùng cho rằng trong cơ chế cần có tên chủ đầu tư để "rõ người rõ việc". Đồng thời, các cơ chế tài chính, nguồn vốn chủ sở hữu, vốn đối ứng, nguồn vốn vay với các nhà cung cấp cũng cần rõ ràng. EVN và PVN là doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, nên việc quy định rõ để tránh ảnh hưởng nhiệm vụ khác mà các tập đoàn đang triển khai.

"Đây là dự án siêu lớn nên dự thảo cũng đưa ra các cơ chế được thực hiện song song các thủ tục. Do đó, tôi cho rằng nếu không có doanh nghiệp sẽ không làm được, bởi sau khi được phê duyệt sẽ lại phải đi xin các cơ chế đó" ông Hùng mong muốn cơ quan thẩm tra, Quốc hội chia sẻ và đề nghị thống nhất với tờ trình. 

Ngoài ra, đối với những băn khoăn liên quan đến năng lực triển khai của các chủ đầu tư dự án là EVN và PVN, ông Hùng khẳng định sẽ không quá quan ngại về vấn đề này. Cũng bởi phần công nghệ và thiết bị do nhà thầu, nhà cung cấp bản quyền công nghệ cung cấp sẽ được giám sát bởi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA). 

Trong khi đó, ông cho biết trong thời gian qua EVN và PVN đang thực hiện nhiều dự án nhiệt điện (13 dự án) và các dự án xuất khẩu trạm tăng áp quy mô lớn. 

"Chúng tôi cho rằng hoàn toàn yên tâm dưới sự giám sát của IAEA và kinh nghiệm cho dự án lớn. Vì vậy mong Quốc hội tạo điều kiện thông qua và thống nhất cơ chế đặc thù để các tập đoàn kinh tế yên tâm làm với dự án lớn này" - ông Hùng nói. 

PVN và các đơn vị thành viên hiện đang sở hữu các nhà máy điện với tổng công suất hơn 6.600 MW, chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện than và nhiệt điện khí.

Hai nhà máy Nhơn Trạch 3&4 với tổng công suất hơn 1.600MW sẽ phát điện từ nửa cuối năm 2025.

2-17-2025-3-38-59-pm.jpg
Xem bản gốc