Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh – cổ tự vượt thế kỷ của xứ Kinh Bắc

Du lịch Việt Nam 1 Tháng trước

Ở Bắc Ninh có khá nhiều ngôi chùa cổ, trong đó không thể không kể tới chùa Bút Tháp. Ngôi chùa đã tồn tại hàng thế kỷ, chứng kiến nhiều biến động của xứ Kinh Bắc. Cùng Du lịch Việt Nam khám phá xem chùa Bút Tháp Bắc Ninh trong chuyến đi tới nhé. 

quảng cáo

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh là một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng của xứ quan họ. Chùa là một di tích Phật giáo độc đáo của Việt Nam, thu hút rất nhiều khách du lịch thăm quan. 


1. Chùa Bút Tháp Bắc Ninh – ngôi chùa được xây dựng cách đây 8 thế kỷ 


1.1. Chùa Bút Tháp ở đâu?

Chùa Bút Tháp ở đâu hay địa chỉ chính xác của chùa Bút Tháp là điều mà nhiều người thắc mắc khi đang lên kế hoạch cho chuyến đi của mình. Cụ thể, chùa này thuộc địa phận thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh là công trình cổ lâu đờiChùa Bút Tháp Bắc Ninh là công trình cổ lâu đời. Ảnh: Sài Gòn tiếp thị

Bút Tháp còn có tên là Ninh Phúc tự, lưu giữ 4 Bảo vật Quốc gia còn tương đối nguyên vẹn cho đến tận ngày nay. Ngôi chùa nổi tiếng của Bắc Ninh nằm bên bờ đê sông Đuống, trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm của thời gian, lịch sử đến nay vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, nguyên sơ về cảnh quan, kiến trúc, trở thành điểm đến của đông du khách trong và ngoài nước. 

Ngôi chùa Bút Tháp Bắc Ninh nằm bên bờ sông Đuống hiền hòaNgôi chùa Bút Tháp Bắc Ninh nằm bên bờ sông Đuống hiền hòa. Ảnh: vuongbeou

Như vậy, sau khi biết chùa Bút Tháp ở đâu, còn chần chờ gì nữa mà không rủ ngay hội bạn thân tới đây khám phá, thăm quan thôi nào. Chắc chắn chùa Bút Tháp Bắc Ninh sẽ cho bạn cái nhìn đầy mới mẻ, thú vị về một điểm đến tâm linh xứ Kinh Bắc đấy. 
 

1.2. Đường đi chùa Bút Tháp 

Với vị trí cực gần trung tâm TP Hà Nội, chỉ cách 25km, bạn có thể dễ dàng tới chùa Bút Tháp này. Du khách đi qua cầu Chương Dương, vào đường Cổ Linh => đường Nguyễn Văn Linh rồi cứ đi thẳng đường 20 nhìn sang tay phải sẽ thấy điểm đến. Với quãng đường này, bạn chỉ mất tầm 45-50 phút lái xe mà thôi. Do đó, nhiều du khách chọn cách đi về trong ngày, kết hợp thăm quan các điểm lân cận chùa Bút Tháp mà vẫn đủ thời gian. 

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh cách trung tâm TP Hà Nội không xaChùa Bút Tháp Bắc Ninh cách trung tâm TP Hà Nội không xa. Ảnh: lieng.studio

Từ TP Bắc Ninh, quãng đường tới chùa Bút Tháp cũng không có gì khó khăn với 20km. Bạn đi Quốc lộ 38 rồi rẽ phải vào ĐT287 rồi đường Thuận Thành 5, đi qua cầu Kinh Dương Vương bắc qua sông Đuống vào đường 20, đi tiếp một đoạn ngắn nữa là tới được chùa Bút Tháp Bắc Ninh. 

Bạn có thể tới chùa Bút Tháp Bắc Ninh một cách nhanh chóng và thuận tiệnBạn có thể tới chùa Bút Tháp Bắc Ninh một cách nhanh chóng và thuận tiện. Ảnh: Vương Lộc

Khách du lịch có thể đi ô tô, xe bus hoặc đi xe máy tới chùa đều được. Dọc đường đi tuy không có gì trở ngại và khó khăn nhưng bạn cũng nên chú ý quan sát để đảm bảo an toàn cho bản thân nhé. 

>>Xem thêm: Tới Bắc Ninh thăm đền Cùng giếng Ngọc, nghe chuyện ly kỳ

1.3. Khám phá ngôi chùa Bút Tháp Bắc Ninh cổ kính 


1.3.1. Lịch sử chùa Bút Tháp 

Về lịch sử chùa Bút Tháp Bắc Ninh, đây là ngôi cổ tự đã tồn tại hàng thế kỷ của nước ta. Chùa được xây dựng từ thế kỷ 14, có tài liệu lại ghi chùa có từ thế kỷ 13, vào thời Trần. Chùa có diện tích 10.000m2, bố cục hài hòa với xung quanh. 

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh được xây dựng cách đây hàng thế kỷChùa Bút Tháp Bắc Ninh được xây dựng cách đây hàng thế kỷ. Ảnh: trang.chuthuy.777

Đến thế kỷ 17, ở thời Lê – Trịnh, Bút Tháp được tu sửa với quy mô lớn. Khi đó, vị sư Chuyết Chuyết là trụ trì chùa cùng đệ tử đã trùng tu toàn bộ chùa, thiết kế kiến trúc theo kiểu Nội công, ngoại quốc. Không thể không kể tới đóng góp về tiền của, ruộng lộc của hoàng thái hậu - Diệu Viên cùng các công chúa. Về sau, những vị này cũng được lập phủ thờ tại chùa Bút Tháp Bắc Ninh. Đợt trùng tu lớn này kéo dài suốt từ năm 1644 đến 1647 mới hoàn thành.

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh cũng đã trải qua đợt trùng tu lớn vào thế kỷ 17Chùa Bút Tháp Bắc Ninh cũng đã trải qua đợt trùng tu lớn vào thế kỷ 17. Ảnh: subicao

Các năm sau cũng tiếp tục được tu sửa nhiều lần nhưng về cơ bản vẫn giữ được kiến trúc nguyên sơ từ thế kỷ 17 với các hạng mục như gác chuông, tam quan, tiền đường, Thượng điện, nhà trung, hậu đường, phủ thờ... 

Lịch sử chùa Bút Tháp Bắc Ninh đã trải qua 8 thế kỷ. Với nhiều biến động, thăng trầm, chùa vẫn được gìn giữ, tôn tạo ngày càng đẹp hơn, xứng đáng là di tích Phật giáo độc đáo bậc nhất nước ta. Không ngoa khi nói chùa có giá trị to lớn không chỉ về lịch sử mà còn về kiến trúc, chẳng khác nào một bảo tàng cổ vật khổng lồ ở xứ Kinh Bắc. Chùa Bút Tháp đã được xếp hạng Di tích Quốc gia vào năm 1962, đến năm 2013 được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh mang ý nghĩa lịch sử to lớnChùa Bút Tháp Bắc Ninh mang ý nghĩa lịch sử to lớn. Ảnh: Du lịch xanh

Tại chùa Bút Tháp có lễ hội thường được tổ chức vào 23-24/3 âm lịch hàng năm. Lễ hội thu hút nhiều du khách thập phương tới tham gia với những hoạt động đặc sắc, góp phần vào việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa địa phương. 
 

1.3.2. Kiến trúc chùa Bút Tháp 

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh được xây dựng kiểu nội công ngoại quốc như các ngôi chùa khác rải rác miền Bắc. Kiến trúc chùa Bút Tháp được bố trí cân xứng, trên khu đất rộng, cao, bằng phẳng, sát bờ sông, tựa hình một bông sen khổng lồ, có ý nghĩa phong thuỷ.

Kiến trúc chùa Bút Tháp Bắc Ninh theo kiểu nội công ngoại quốcKiến trúc chùa Bút Tháp theo kiểu nội công ngoại quốc. Ảnh: Vương Lộc

Kiến trúc chùa Bút Tháp độc đáo, với phần tiền đường gồm 5 gian, 2 chái, làm bằng gỗ và phần mái lợp ngói. Phía sau tiền đường có 2 bên trang trí hệ thống ván với hoa văn chữ Vạn, 3 gian giữa để trống.  

Gác chuông có kết cấu gỗ chồng diêm với 2 tầng. Tầng trên treo quả chuông lớn cao 152cm, đường kính 71cm. Thượng điện gồm 5 gian với kết cấu giống tiền đường. Bao quanh thượng điện là hành lang, với phần lan can được chạm khắc tinh xảo. 

Mái ngói nhuốm màu rêu phong của chùa Bút Tháp Bắc NinhMái ngói nhuốm màu rêu phong của chùa Bút Tháp Bắc Ninh. Ảnh: subicao

Tích Thiện am là phần kiến trúc đặc biệt nhất chùa Bút Tháp. Công trình này có hàng cột to cao ở giữa, chạy từ tầng 1 lên tầng 3. Trong Tích Thiện am đặt Cối kinh hình bát giác, xếp 9 tầng kiểu tòa sen, biểu tượng cho 9 kiếp tu của đức Thích Ca Mâu Ni. Kiến trúc chùa Bút Tháp còn có nhà trung, phủ thờ, hậu đường, hành lang, tòa Tổ đệ nhất... 

Ngọn bảo tháp Báo Nghiêm làm từ đá, vươn thẳng lên trời xanh đầy uy nghi giống như một cây bút khổng lồ. Tháp Báo Nghiêm cao 13,05m, có 5 tầng, 5 góc của 5 tầng đều có 5 quả chuông nhỏ, xung quanh trang trí hoa văn độc đáo. 

Tòa bảo tháp Báo Nghiêm bề thế, uy nghiêm trong khuôn viên chùa Bút Tháp Bắc NinhTòa bảo tháp Báo Nghiêm bề thế, uy nghiêm trong khuôn viên chùa Bút Tháp Bắc Ninh. Ảnh: Halo

Một điểm đặc biệt của chùa Bút Tháp Bắc Ninh là nghệ thuật chạm khắc đá vô cùng tinh xảo, tiêu biểu ở công trình hành lang tòa Thượng điện và tháp Báo nghiêm. Hành lang đá xanh được chạm khắc các điển tích cổ, phải kể đến như song ngư hý nguyệt, phượng vũ kỳ lân, cô lộ sơn lộc, tứ linh, tứ quý, tam dương triều nguyệt, lý ngư hóa long, tùng trúc đông thiên.

Không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc, chùa Bút Tháp còn lưu giữ bảo vật quốc gia được chế tác từ thế kỷ 17 trên gỗ. Đó là tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay cùng ba pho tượng Tam Thế, tòa Cửu phẩm liên hoa, Hương án.

Bức tượng Phật bà Quan âm trong chùa Bút Tháp Bắc NinhBức tượng Phật bà Quan âm trong chùa Bút Tháp Bắc Ninh. Ảnh: hetegitavna 

Tượng Phật bà Quan âm cao 3,7m, có 11 đầu, 46 tay lớn, hơn 900 tay nhỏ, độ dài ngắn khác nhau, đặt trong Thượng điện. Gương mặt Phật bà được chế tác khéo léo, mang đầy vẻ phúc hậu, thanh thoát và cao quý. Tượng đặt trên đài sen rồng đội, trong dáng hành đạo. Với nghìn mắt, nghìn tay, Phật bà vươn tới cõi xa xăm giúp đời, giúp đại, diệt tà ác. Không chỉ có ý nghĩa tâm linh, bức tượng còn thể hiện sự phát triển trong nghệ thuật điêu khắc của Bắc Bộ lúc bấy giờ. 

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh thu hút nhiều du khách ghé thămChùa Bút Tháp Bắc Ninh thu hút nhiều du khách ghé thăm. Ảnh: tloen_5

Ngoài ra, chùa Bút Tháp Bắc Ninh còn lưu giữ gần 100 pho tượng bằng gỗ nhiều tư thế khác nhau với nét mặt sinh động, thể hiện nội tâm sâu sắc trong Phật giáo. Chùa có trên 50 bức chạm đá hình chim thú, cây cối, hoa lá... đường nét rõ ràng, không quá cầu kỳ nhưng tinh tế và khéo léo.

Có thể thấy, chùa Bút Tháp là điểm du lịch Bắc Ninh không thể bỏ qua, mang đầy giá trị lịch sử, kiến trúc, điêu khắc... Tới đây không chỉ để chiêm bái mà còn là cơ hội để bạn bày tỏ lòng biết ơn với các bậc tiền bối đi trước, để thư thái và cảm nhận vẻ đẹp đất trời đầy bình yên ở vùng quê. 

>>Xem thêm: Du lịch Bắc Ninh: Khám phá trọn vẹn từ A-Z những trải nghiệm du lịch thú vị tại ‘xứ quan họ’

2. Các điểm thăm quan gần chùa Bút Tháp 


2.1. Chùa Phật Tích

Địa chỉ: Xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Chùa Phật Tích cũng là một ngôi đầy linh thiêng của Bắc Ninh, được khởi dựng từ thời Lý (1057). Sau khi thực dân Pháp đến và hủy toàn bộ kiến trúc, chùa chỉ còn lại phần nền móng cùng một số cổ vật như 10 linh thú, bia đá, tượng phật Adi đà, vượt tháp. 

Chùa Phật Tích nằm gần chùa Bút Tháp Bắc NinhChùa Phật Tích nằm gần chùa Bút Tháp Bắc Ninh. Ảnh: Dulichpro

Đến năm 1996, chùa Phật Tích được xây lại với quy mô nhỏ. Ngày nay, chùa được đầu tư trùng tu với quy mô lớn hơn. Hiện, Phật Tích có 7 gian tiền đường đón tiếp khách, cùng 5 gian bảo thờ Phật, đĐức A di đà, 8 gian nhà Tổ, 7 gian nhà thờ Mẫu. Pho tượng A Di Đà ở ngôi chùa này được xem là kiệt tác điêu khắc của thời Lý, đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Du khách ghé thăm chùa Bút Tháp Bắc Ninh đừng thăm quan chùa Phật Tích cách đó chỉ vài cây số. 
 

2.2. Làng tranh Đông Hồ 

Làng tranh Đông Hồ ở huyện Thuận Thành, nổi tiếng với nghề làm tranh dân gian truyền thống. Qua thời gian, làng nghề đứng trước nguy cơ mai một khi không còn nhiều người theo nghề. Tuy nhiên, đây vẫn là điểm đến văn hóa thú vị dành cho du khách phương xa. 

Tới làng tranh Đông Hồ gần chùa Bút Tháp Bắc Ninh để có trải nghiệm thú vịTới làng tranh Đông Hồ để tìm hiểu về quy trình làm tranh và lắng nghe chuyện nghề. Ảnh: Dân trí

Điều làm nên sự đặc biệt của tranh Đông Hồ chính là việc tranh được in thủ công từ ván khắc gỗ, thêm nét chữ, màu sắc và câu chuyện. Tranh được đóng khung, có thể dùng làm trang trí nhà cửa. Những đề tài thể hiện trên tranh là hình ảnh gần gũi với đời thường vùng đồng bằng Bắc Bộ như con trâu, lợn, cá, đàn gà, đàn lợn, tranh đánh ghen...

Trên đây là thông tin về chùa Bút Tháp Bắc Ninh cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé, 

Yến Yến 

Xem bản gốc