Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Chuyên gia: Lúc thị trường giảm giá và bi quan nhất, thanh khoản xuống đáy chính là cơ hội lớn nhất

Vneconomy 1 Tuần trước

Như VnEconomy đưa tin, nhà đầu tư trong nước mở mới 157.000 tài khoản trong tháng 10 vừa qua, giảm nhẹ so với tháng trước. Số lượng tài khoản tăng thêm chủ yếu đến từ cá nhân mở mới 156.879 tài khoản trong khi tổ chức chỉ có thêm 121 tài khoản.

THANH KHOẢN TẠO ĐÁY LÀ CƠ HỘI

Luỹ kế từ đầu năm, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm 1,73 triệu tài khoản. Tính đến cuối tháng 10, nhà đầu tư cá nhân có tổng cộng gần 9 triệu tài khoản, tương đương khoảng 9% dân số. Như vậy, chứng khoán Việt Nam đã đạt mục tiêu 9 triệu tài khoản trước thời hạn 2025 và đang hướng đến con số 11 triệu tài khoản vào năm 2030.

Mặc dù số lượng tài khoản vượt mục tiêu của Chính phủ đề ra song thanh khoản trên thị trường lại ngày càng giảm. Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trên 3 sàn đạt 17.763 nghìn tỷ đồng trong tháng 10. Tính riêng khớp lệnh, giá trị giao dịch bình quân phiên ở mức 15.435 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,2% so với mức bình quân tháng 9, nhưng giảm 17,4% so với mức bình quân 5 tháng.

Nhận định về xu hướng đi xuống của thanh khoản, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường Công ty CP Chứng khoán VPBank, cho rằng chủ yếu do yếu tố tiền rẻ không còn nữa.

Theo thống kê, những giai đoạn thế giới bơm tiền, giảm lãi suất về nền thấp, đặc biệt là 2007 – 2008 và gần nhất 2020 – 2021 thì dòng tiền có xu hướng chảy vào thị trường chứng khoán rất nhiều. Kể từ năm 2022 đến giữa 2023, Fed tăng lãi suất thì các kênh đầu tư đều gặp khó khăn. Tại Mỹ, lượng nhà bán mới tụt xuống mức kỷ lục, thị trường bitcoin từng mất 1/3 vốn hóa.

Tại Việt Nam, thanh khoản giảm mạnh từ 2023 và bắt đầu tăng từ giữa 2023 đến 2024. Giai đoạn thanh khoản thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trở lại đến từ việc nới lỏng chính sách tiền tệ nhanh hơn. Sau 3 lần hạ lãi suất vào giữa 2023, tiền bắt đầu rẻ hơn giúp thanh khoản cải thiện.

Gần đây, thanh khoản giảm chịu ảnh hưởng của dòng vốn dịch chuyển, dòng vốn nước ngoài bị rút bớt Việt Nam và khu vực châu Á. Nhà đầu tư cá nhân trong nước chính là lực đỡ giúp thị trường không giảm sâu khi khối ngoại bán ròng đến 3 tỷ USD. Hiện nay, thanh khoản giảm do thị trường đang thiếu vắng các cơ hội đầu tư và cũng cần đáp ứng nhu cầu thanh toán khoản vay, nợ trái phiếu.

Dù vậy, ông Sơn cho rằng thanh khoản thị trường về nền thấp trong 2 năm gần đây chính là cơ hội. Bởi khi thanh khoản thấp kết hợp chỉ số về vùng hỗ trợ mạnh là một trong dấu hiệu cho thấy nền giá mới được thiết lập. Khi thanh khoản tạo đáy thì thị trường cũng thường tạo đáy để bắt đầu phục hồi. Trong những giai đoạn thị trường giảm giá và bi quan nhất thì đấy chính là cơ hội lớn nhất. Nhìn lại, giai đoạn tháng 11/2022 và 10 – 11/2023 đều là đáy của thanh khoản và điểm số.

FED TIẾP TỤC GIẢM LÃI SUẤT

Về cơ hội đầu tư, theo ông Trần Hoàng Sơn, trong 6 đến 8 tháng tới, xu hướng Fed tiếp tục hạ lãi suất, qua đó tác động tích cực đến mặt bằng lãi suất trên toàn cầu và cả Việt Nam. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các NHTW trên toàn cầu và Việt Nam hạ mặt bằng lãi suất xuống. Khi đó, những doanh nghiệp nào vay nợ nhiều như bất động sản, nguyên vật liệu, xuất nhập khẩu hưởng lợi. Khi mà ngành bất động sản giảm khó khăn thì nhóm đi cùng gồm nguyên vật liệu, thép sẽ hưởng lợi kèm theo.

Nhóm thứ là nhóm dịch vụ tài chính gồm ngân hàng và chứng khoán, đặc biệt là chứng khoán hưởng lợi. Khi lãi suất có xu hướng giảm và dòng tiền rẻ đi thì nhà đầu tư có xu hướng giao dịch nhiều hơn.

Với nhóm công nghệ, khi USD rẻ đi thì cũng được hưởng lợi trong trường hợp xuất khẩu phần mềm sang Mỹ thu USD về. Nhóm công nghiệp trong kỷ nguyên tới, ông Sơn đặt kỳ vọng nhiều vào nhóm phần mềm và sản xuất chip.

"Tôi cũng nhấn mạnh rằng lãi suất mới hạ thôi và chưa phản ánh ngay lập tức, phải chờ 6 đến 8 tháng nữa", vị này nói. 

Đối với riêng nhóm ngân hàng, trong năm 2024, theo thống kê ngân hàng là nhóm tăng trưởng mạnh, còn mạnh nhất là bán lẻ. Khi kinh tế phục hồi, tiêu dùng tăng trưởng trở lại thì nhóm bán lẻ phục hồi tốt về mặt lợi nhuận. Nhóm ngân hàng cũng tăng khoảng 20%, tốt hơn nhiều so với mức tăng 10% của VN-Index.

Nhóm ngân hàng đang làm nhóm giữ trụ giúp VN-Index tăng. Nếu chỉ số ngành ngân hàng giảm thêm 5% đến 7% nữa thì có thể kỳ vọng dòng tiền mới tham gia thị trường. Bởi vì, kết quả kinh doanh ngành ngân hàng đã được công bố, một số ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận rất ấn tượng như VPBank, Techcombank, HDBank, Sacombank… Những cổ phiếu này vẫn được neo giá cao khi mà mùa báo cáo kết quả kinh doanh đi qua. Do vậy, kỳ vọng chỉ số ngành ngân hàng chỉ cần điều chỉnh 5 – 7% hoặc hơn chút sẽ có dòng tiền mới vào.

Đối với nhóm đầu tư công, số liệu vĩ mô cho thấy thời gian qua giá trị giải ngân đang tăng tốc tốt hơn so với 6 tháng. Đến tháng 10 giải ngân đầu tư công đã đạt được trên 60% và kỳ vọng con số này sẽ tiếp tục tăng tốc vào cuối năm. Đây có lẽ là yếu tố giúp cổ phiếu đầu tư công khởi sắc sau số liệu vĩ mô được công bố cuối tuần qua.

Mặt khác, nhóm đầu tư công cũng là nhóm đã điều chỉnh trong thời gian dài và về vùng giá tương đối hợp lý.

Xem bản gốc