Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Có kỹ thuật xịn lập nhiều kỷ lục nhưng Trung Quốc vẫn không thể tham gia, siêu hầm 9 tỷ USD chốt công nghệ của cường quốc số 3 thế giới, tạo ra kỳ tích chưa từng có toàn cầu

Markettimes 1 Tuần trước

Đường hầm Brenner là một trong những dự án hạ tầng ngầm dài và quan trọng nhất châu Âu, với chiều dài khoảng 55 km. Được xây dựng qua dãy Alps, đường hầm này kết nối hai thành phố Innsbruck (Áo) và Fortezza (Ý), nhằm mục tiêu cải thiện giao thông vận tải và giảm tải ô nhiễm trong khu vực dãy núi Alps.

Đường hầm chính dài khoảng 55km và khi kết hợp với đường hầm hiện có của tuyến Innsbruck, tổng chiều dài đạt gần 64km, trở thành mạng lưới đường sắt dưới lòng đất dài nhất thế giới.

Tổng mức đầu tư của dự án lên tới 8,4 tỷ euro (khoảng 8,9 tỷ USD). Công tác xây dựng đã bắt đầu từ năm 2008 và dự kiến đường hầm sẽ hoàn thành vào năm 2032. Thực tế, tiến độ đã bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như khó khăn địa chất và các điều chỉnh thiết kế. Sau khi hoàn thành, đường hầm Brenner sẽ cho phép các đoàn tàu chạy qua ở tốc độ 200 km/h. Hành trình từ Innsbruck tới Fortezza sẽ giảm từ 80 phút xuống còn 20 phút.

Thực tế, đào đường hầm dài xuyên qua dãy núi là chuyện không dễ dàng. Các kỹ sư đã nghiên cứu rất nhiều công nghệ tiên tiến trên thế giới. Trên thế giới, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… đều có công nghệ xây dựng hầm hiện đại hàng đầu.

Điển hình như cỗ máy công nghệ đào hầm của Trung Quốc lập kỷ lục thế giới với đường kính 16,64m, nặng 5.00 tấn, dài 145m và dễ dàng đào hầm trong điều kiện địa chất phức tạp nhất. Cùng với đó, Trung Quốc từng lập kỷ lục khi hoàn thành đoạn hầm trong dự án tuyến đường sắt Côn Minh - Đằng Xung với tốc độ 27 mét mỗi ngày.

Tuy nhiên, đường hầm Brenner đi qua khu vực trọng yếu của nền kinh tế châu Âu nên dự án sử dụng toàn bộ công nghệ của châu Âu. Theo RailTech, công nghệ xây dựng đường hầm Brenner là sự hợp tác của nhiều quốc gia châu Âu, đặc biệt là Ý, Áo và Đức. 

Tuyến đường này chạy qua bốn loại đá khác nhau và một trong những vệt đứt gãy dài nhất châu Âu. Vì vậy, các kỹ sư phải sử dụng cả phương pháp đào hầm NATM (Áo) và máy đào hầm (TBM) của Đức (cường quốc số 3 thế giới).

Với các đoạn sử dụng TBM đơn giản hơn nhiều. Cỗ máy đào đất đá, chuyển đi thông qua bằng chuyền và gia cố đường hầm trong lúc dịch chuyển. Với đường kính bên trong là 8,1m, tổng cộng lượng đất đá đào từ dự án là 21,5 triệu m3.

Máy TBM của Herrenknecht (Đức) nổi bật với công nghệ khoan tự động, khả năng kiểm soát chính xác áp lực và độ rung, cùng hệ thống giám sát địa chất tiên tiến giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho công nhân. Với năng lực kỹ thuật hàng đầu, Herrenknecht đã cung cấp TBM cho nhiều dự án hầm lớn trên toàn cầu, và TBM của Đức đã trở thành một chuẩn mực trong ngành xây dựng hạ tầng ngầm.

Nhờ công nghệ TBM tiên tiến từ Đức, dự án Đường hầm Brenner có thể vượt qua các thách thức địa chất phức tạp và đạt tiến độ xây dựng theo kế hoạch, đảm bảo hiệu quả và an toàn cao trong suốt quá trình thi công.

Railway Pro cho biết, máy đào hầm Wilma và Olga là hai trong chín máy đào hầm cuối cùng được sử dụng trong quá trình xây dựng Đường hầm Brenner Base. Sau khi kiểm tra tại nhà máy Herrenknecht ở Schwanau, Đức các thành phần đầu tiên của hai máy đào hầm đã được chuyển đến công trường xây dựng của Áo vào tháng 4/2024.

Wilma sẽ đào đường hầm phía tây của Đường hầm căn cứ Brenner về phía bắc, trong khi "người chị em sinh đôi" Olga sẽ lái đường hầm phía đông theo cùng hướng. Cả hai máy đào hầm sẽ đào khoảng 7,5 km theo hướng Innsbruck. Mặt khác, về phía nam, sẽ sử dụng phương pháp đào hầm khoan nổ bằng phương pháp NATM của Áo.

Xem bản gốc