Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Cổ phiếu Vietnam Airlines tăng 'bốc đầu' 43% sau 2 tháng, điều gì đang xảy ra?

Markettimes 3 Tuần trước

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/12, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã tăng kịch trần 7% đạt mức giá 29.300 đồng/cp. Khối lượng khớp lệnh của cổ phiếu này trong phiên đạt hơn 6 triệu đơn vị, cao nhất kể từ đầu tháng 8 cho tới nay. 

Nhìn xa hơn, cổ phiếu HVN cũng đã tăng đến 43% trong vòng 2 tháng trở lại đây và tăng đến 139% kể từ đầu năm. Vốn hóa thị trường lúc này của doanh nghiệp này đạt mức gần 65.000 tỷ đồng. 

screenshot-2024-12-20-143557.png

Trong thời gian gần đây, Vietnam Airlines đã đón một loạt thông tin tích cực. Đầu tiên, ngày 30/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết cho phép hãng hàng không này được chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ thêm tối đa 22.000 tỷ đồng. 

Giai đoạn 1, Quốc hội cho phép Chính phủ giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại Vietnam Airlines. Đây là quyền mua cổ phần của cổ đông Nhà nước theo phương thức chuyển giao quyền mua khi Vietnam Airlines thực hiện phương án tăng vốn giai đoạn 1 với quy mô phát hành 9.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 2, Chính phủ chỉ đạo thực hiện phương án, trong đó có Nhà nước chuyển giao quyền mua cổ phần cho doanh nghiệp, với quy mô tối đa 13.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, Quốc hội cũng cho phép CTCP Hàng không Pacific Airlines (công ty con của Vietnam Airlines) được xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp thuế đến hết ngày 31/12/2024. Sau thời hạn này, cơ quan thuế tính tiền chậm nộp, đôn đốc và áp dụng các biện pháp cưỡng chế đúng quy định với hãng bay giá rẻ này.

Đây là một bước đi quan trọng giúp hãng bay này có thể tháo gỡ được những khó khăn phát sinh từ thời Covid-19. Tại thời điểm 30/9, hãng bay này vẫn đang lỗ lũy kế 35.225 tỷ đồng. Do vậy, vốn chủ sở hữu của công ty âm hơn 11.000 tỷ đồng. Tổng nợ vay tài chính ở mức hơn 22.000 tỷ đồng. Nếu tăng vốn thành công, Vietnam Airlines sẽ thoát âm vốn chủ sở hữu. 

Ngoài ra, tình hình kinh doanh của Vietnam Airlines trong năm 2024 cũng khả quan trở lại. Cụ thể, lãnh đạo doanh nghiệp này ước tính đã mang về 113.577 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận trước thuế 6.264 tỷ đồng, vượt lần lượt 7% và 38,5% kế hoạch năm. Như vậy, Vietnam Airlines đã chính thức chấm dứt chuỗi 4 năm liên tiếp lỗ với mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục.

screenshot-2024-12-13-235453-1734138567600-1734138567821502796194.png

Trong 9 tháng đầu năm, Vietnam Airlines mang về 79.191 tỷ đồng doanh thu, 6.576 tỷ đồng lãi trước thuế. Như vậy có thể trong quý 4/2024 công ty này đã báo lỗ. 

Xem bản gốc