Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Cống hiến 15 năm, tôi bất ngờ bị sa thải ở tuổi 46: Hối hận vì từ chối lời mời từ 1 công ty trả lương thấp hơn, giờ gửi CV trong vô vọng

Markettimes 1 Tuần trước

Các công ty Mỹ đang quyết liệt tinh gọn bộ máy để tăng hiệu quả công việc. Một làn sóng sa thải trên diện rộng đang được kích hoạt, từ nhân viên cho đến quản lý cấp trung.

Theo WSJ, trong năm 2023, United Parcel Service và Citigroup đã cắt giảm hàng nghìn quản lý. Sundar Pichai, CEO Google, thông báo sa thải 10% quản lý dịp cuối năm, trong khi CEO Amazon Any Jassy đặt mục tiêu tăng tỷ lệ nhân viên thay vì cấp quản lý.

Phân tích 20 triệu nhân viên văn phòng của nhà cung cấp dữ liệu việc làm Live Data Tachnologies cho thấy, các doanh nghiệp lớn tại Mỹ đã cắt giảm 6% quản lý cấp trung so với đợt tuyển dụng cao điểm trong đại dịch. Số lượng giám đốc điều hành cấp cao giảm 5% từ cuối năm 2021.

Trong bối cảnh này, đội ngũ quản lý bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt để thăng chức hoặc không bị mất chức. Một số bị chuyển về làm nhân viên. Số khác phải đổi ngành để giữ vị trí.

James Riggle, 46 tuổi ở O'Fallon, Mỹ không thể tìm được chỗ làm mới sau khi mất việc vào đầu năm 2024. Với 15 năm làm quản lý trong công ty tài chính Citi, Riggle sau đó được một công ty mời về làm việc với mức thu nhập thấp hơn 40.000 USD so với công ty cũ. Anh từ chối và nhận ra đó là một sai lầm nghiêm trọng.

“Hiện giờ các nhà tuyển dụng còn không thèm liên hệ sau khi tôi gửi CV”, Riggle nói và cho biết mình đã thử mở rộng phạm vi xin việc sang các lĩnh vực, vị trí khác nhau và chấp nhận lương thấp nhưng vẫn chưa có kết quả.

Năm ngoái, Meta - công ty sở hữu các mạng xã hội Facebook, Instagram - cắt giảm hàng nghìn người lao động và yêu cầu quản lý về làm nhân viên. Hay sau khi công bố tái cấu trúc vào tháng 9/2023, Citi cũng giảm các cấp quản lý từ 13 xuống 8. Sự phát triển nhanh chóng của AI cũng một phần khiến vai trò quản lý không dần vai trò. 

Colyn Montgomery, 37 tuổi, nhà đồng sáng lập công ty khởi nghiệp về công nghệ tiếp thị tại Mỹ, cho biết công cụ trí tuệ nhân tạo có khả năng quản lý quy trình làm việc. Theo thời gian, lộ trình thăng tiến thông thường của nhân sự sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng AI. Công ty nghiên cứu và tư vấn thị trường Garner dự đoán rằng trong hai năm tới, 1/5 doanh nghiệp sẽ ứng dụng AI để tinh gọn bộ máy và loại bỏ một nửa quản lý cấp trung, đặc biệt là nhóm được trả lương cao.

Để đối phó với cuộc thanh lọc, chuyên gia khuyên cấp quản lý nên tập trung vào việc phát triển năng lực, khẳng định giá trị bản thân. Câu chuyện của Jeff Yun-Nikolac là một ví dụ. 

Sau 8 năm làm giám đốc kỹ thuật phần mềm tại công ty dịch vụ dữ liệu Pure Storage, anh chàng đã thuê một huấn luyện viên nghề nghiệp về tư vấn, hy vọng đứng vững trước làn sóng sa thải. Khi tiếp xúc với công nghệ mới, anh dần tìm ra hướng đi tại Pure Storage - nơi kỹ năng sử dụng công nghệ mới cùng kinh nghiệm làm nghề giúp Jeff có được mức lương tương đương vị trí cũ. 

“Tôi là một người quản lý giỏi, nhưng tôi chưa bao giờ thực sự yêu thích công việc đó. Nó giống như một thứ bạn phải làm để thăng tiến trong sự nghiệp”, ông chia sẻ.

Kyle C. Murphy, chuyên gia điều hành 54 tuổi tại Los Angeles, đề xuất rằng các công ty nên tái định nghĩa vai trò của nhà quản lý. Thay vì tập trung vào quản lý quy trình, họ nên dành thời gian phát triển và trao quyền cho nhân viên giải quyết vấn đề.

“Hiện tại, họ dành hơn một nửa thời gian để xem xét các bảng tính doanh số và dữ liệu. Nếu thực sự muốn họ tạo ra sự khác biệt, hãy để họ tập trung phát triển con người”, ông nhận định.

Theo: WSJ 

Xem bản gốc