Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Công nghệ làm thay đổi ngành khai thác than

Markettimes 14 Giờ trước

Theo SCMP, Cuộc cách mạng AI giúp một mỏ than Trung Quốc thu lợi nhuận cao chưa từng thấy. Cụ thể, tại cao nguyên Hoàng Thổ, tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc – nơi khai thác than từ lâu đã đồng nghĩa với lao động cực nhọc và điều kiện nguy hiểm – Mỏ Dahaize đang thay đổi ngành công nghiệp này.

Do Tập đoàn Than Quốc gia Trung Quốc vận hành, mỏ than này vẫn phát triển mạnh ngay cả trong thời kỳ giá than sụt giảm – và đạt biên lợi nhuận ròng lên tới 40% vào năm 2024.

Thành công của Dahaize là kết quả của một cuộc đặt cược vào cuộc cách mạng tự động hóa – táo bạo và đầy thách thức đến mức ban đầu nhiều người hoài nghi đã coi nó là điều không thể thực hiện được – theo chia sẻ của ông Liang Yunfeng, Giám đốc điều hành của mỏ và là kiến trúc sư cho cuộc chuyển đổi này.

Với trí tuệ nhân tạo (AI) và giám sát bằng mạng 5G hiện diện gần như khắp nơi, Dahaize được Hiệp hội Than Quốc gia Trung Quốc nhận định là mỏ than thông minh nhất từng được xây dựng. Với diện tích 266 km² và trữ lượng than lên tới 3,2 tỷ tấn, Dahaize vượt xa các mỏ than ngầm khác với sản lượng hàng năm 20 triệu tấn.

Kể từ khi bắt đầu sản xuất vào năm 2023, 980 kỹ sư – một con số nhân sự tối thiểu so với các mỏ truyền thống – đã giám sát các đội robot kết nối 5G, hệ thống đào hầm tự động và các thuật toán AI điều phối hầu như mọi hoạt động, từ khai thác than đến bốc dỡ than lên toa xe lửa. Theo ông Liang Yunfeng, mỗi công nhân hiện nay tạo ra sản lượng tương đương gần 1 triệu USD mỗi năm.

Tại độ sâu 640 mét dưới lòng đất, các máy cắt được điều hướng bởi AI sử dụng định vị quán tính và công nghệ lidar – hay “phát hiện và đo khoảng cách bằng ánh sáng” – để cắt các vỉa than với độ chính xác tính bằng milimét, đồng thời điều chỉnh đường cắt theo thời gian thực để tránh các đợt tràn nước ở khu vực ngập ẩm.

Máy bay không người lái kiểm tra đường hầm chỉ mất 8 phút – một nhiệm vụ mà con người phải mất hàng giờ – trong khi các cánh tay robot đảm nhận việc sửa ống dẫn và nhiều chức năng khác. Hay xe tải tự hành, được dẫn đường bởi hệ thống định vị ngầm, di chuyển qua các đường hầm mù mịt bụi để chở than đến các nhà máy rửa than sử dụng AI, nơi một công nhân có thể xử lý 1.100 tấn than mỗi ngày.

Ngay cả khi giá than tại Trung Quốc giảm 18% trong năm 2024, doanh thu của Dahaize vẫn đạt 9,1 tỷ NDT (1,25 tỷ USD).

Mô hình nhân sự tinh gọn của mỏ, kết hợp với nguồn trợ cấp nghiên cứu và phát triển mạnh từ chính phủ, đã biến nơi đây thành một cỗ máy tạo ra lợi nhuận, theo lời ông Liang Yunfeng. Thành công của Dahaize làm nổi bật rõ sự hiệu quả tăng trưởng dựa trên tự động hóa của Trung Quốc.

Cuộc cách mạng AI của Trung Quốc không chỉ giới hạn trong ngành than. Sự kết hợp giữa tài trợ của chính phủ, hạ tầng 5G và AI đang tạo nên các mô hình cho ngành thép, hóa chất và gần như tất cả các ngành công nghiệp lớn khác.

Tuy nhiên, theo ông Liang Yunfeng, việc chuyển đổi số sẽ không dễ dàng. Ngay cả tại Dahaize – nơi được xây dựng từ đầu để tập trung vào tự động hóa – ban quản lý vẫn vấp phải sự phản kháng từ người lao động, nhiều người chưa sẵn sàng chấp nhận giám sát bởi AI.

“Một số người nghĩ ‘làm thông minh’ nghĩa là robot sẽ thay thế mọi thứ – con người không còn cần thiết nữa,” ông Liang Yunfeng chia sẻ, “Mọi người thất vọng và chống lại công nghệ.”

Nhưng hiện nay, nhiều người đã bắt đầu thay đổi suy nghĩ. “Làm thông minh không chỉ là làm công việc an toàn hơn, giảm bớt lao động nặng nhọc và nâng cao hiệu suất – mà còn giống như tái cấu trúc toàn bộ hệ thống,” ông Liang Yunfeng cho biết.

Xem bản gốc