Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Cuộc cải tổ lớn nhất lịch sử LVMH: Loạt cận thần xin từ chức, chủ tịch Bernard Arnault âm thầm đưa các con lên ngôi vương

Markettimes 3 Ngày trước

Trước tình hình kinh doanh chậm lại, Chủ tịch LVMH Bernard Arnault quyết định trẻ hóa đội ngũ điều hành, đưa con cái lên các vị trí quan trọng hơn để chuẩn bị cho công cuộc chuyển giao thế hệ ở cấp cao nhất. 

Cụ thể, Giám đốc tài chính (CFO) Jean-Jacques Guiony được chuyển sang làm Giám đốc bộ phận rượu vang và rượu mạnh từ ngày 1/2/2025, thay thế Philippe Schaus, người sẽ rời tập đoàn sau 21 năm gắn bó. Alexandre Arnault, một trong 5 người con của tỷ phú, được điều động sang làm phó giám đốc bộ phận này. 

Dành 4 thập kỷ gây dựng công ty thừa kế từ cha trở thành đế chế hàng đầu LVMH, Bernard Arnault được coi là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới. Tỉ mỉ, khắt khe và đôi khi tàn nhẫn, người đàn ông 75 tuổi này hiện vẫn tham gia điều hành tập đoàn và thể hiện rõ quan điểm không cho người ngoài kế vị.

Đằng sau mong muốn đó, Bernard Arnault âm thầm đặt nền móng cho 5 người con trong LVMH, để một ngày nào đó chúng có thể lãnh đạo khối gia tài khổng lồ trị giá gần 300 tỷ euro (hơn 300 tỷ USD). Alexandre Arnault được bổ nhiệm trong bối cảnh ông Donald Trump vừa đắc cử tổng thống Mỹ 2024. Anh có mối quan hệ thân thiết với gia đình ông Trump và thậm chí đã được mời dùng bữa tối cùng vợ là Geraldine tại dinh thự Mar-a-Lago vào năm ngoái. 

"Anh ấy là một thanh niên đầy triển vọng, con trai một trong những doanh nhân kiêm nhà lãnh đạo vĩ đại ở châu Âu và trên thế giới", Trump đăng trên mạng xã hội X vào tháng 2/2023.

Được biết, một số thay đổi đã được thực hiện đối với bộ máy nhân sự LVMH bởi nhiều ‘cận thần’ của ông Arnault đang dần rời đi. Cụ thể, ngày 7/11 vừa qua, Chantal Gaemperle, người đứng đầu bộ phận nhân sự và hợp tác của tập đoàn, đã bị sa thải, theo tờ La Lettre. Sidney Toledano, người đứng đầu LVMH Fashion Group, bộ phận thời trang của tập đoàn (trừ Dior và LVMH), quyết định rời khỏi ủy ban điều hành, trong khi Toni Belloni, giám đốc điều hành tập đoàn kiêm chủ tịch ủy ban điều hành, thông báo nghỉ hưu. Chris de Lapuente, người đứng đầu bộ phận nước hoa chọn lọc của LVMH, cũng rời tập đoàn trong năm 2024. 

Tre già thì măng mọc. Xu hướng trẻ hóa ban điều hành và củng cố quyền lực các con đã được tỷ phú Bernard Arnault thực hiện. Đến nay, 4 trong 5 người con của ông đều giữ vị trí quan trọng trong đế chế xa xỉ tỷ USD. 

Cụ thể, Delphine Arnault, 49 tuổi, là Chủ tịch Dior, thương hiệu lớn thứ hai của tập đoàn. Antoine Arnault, 47 tuổi, hiện giữ chức Giám đốc hình ảnh và môi trường, trong khi Frédéric Arnault đảm nhiệm vị trí CEO bộ phận đồng hồ của LVMH. Jean Arnault, 26 tuổi, là CEO mảng đồng hồ của Louis Vuitton; trong khi Alexandre Arnault, 32 tuổi, mới đây được bổ nhiệm Phó tổng giám đốc bộ phận rượu vang và rượu mạnh.

Theo Reuters, cuộc cải tổ sâu rộng ban điều hành của tập đoàn đang sở hữu 70 thương hiệu xa xỉ diễn ra trong bối cảnh kinh doanh ảm đạm. Thị trường hàng xa xỉ toàn cầu trị giá 386 tỷ USD được dự báo sẽ giảm doanh số 2% năm nay, theo công ty tư vấn Bain & Company. Nguyên nhân chủ yếu do lạm phát và bất ổn kinh tế. 

Bain ước tính doanh số tại Trung Quốc sẽ giảm từ 20-22%. Đây chính là một cú sốc với các thương hiệu xa xỉ sau nhiều năm tận dụng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới để phục vụ tầng lớp thượng lưu và trung lưu phát triển.

“Ngoài COVID-19, đây là lần đầu tiên ngành hàng xa xỉ suy giảm kể từ cuộc khủng hoảng 2008-2009”, Federica Levato, chuyên gia của Bain cho biết. 

Được biết, doanh thu quý III của LVMH ghi nhận giảm 3%, lần đầu tiên đi xuống kể từ đại dịch, đạt 20,8 tỷ USD. Doanh số mảng thời trang và đồ da với các thương hiệu chủ lực như Louis Vuitton và Dior, giảm 5%, trái ngược dự báo tăng trưởng 4%. 

Về thị trường, doanh thu tại châu Á (không bao gồm Nhật Bản) giảm 16%, nhiều hơn 2% so với mức giảm trong quý II trước đó do sức mua ở Trung Quốc chịu tác động từ khủng hoảng bất động sản. Theo LVMH, niềm tin của người tiêu dùng nước này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đại dịch.

“Có lẽ trong tình hình toàn cầu hiện nay, từ góc nhìn kinh tế đến địa chính trị, chẳng ai vui vẻ mua những chai rượu đắt tiền. Tôi không biết chắc nữa nhưng thực tế là doanh số của chúng tôi đã giảm 2 chữ số”, giám đốc tài chính Jean-Jacques Guiony của LVMH nói. 

Quy mô và thị phần LVMH đồng nghĩa với việc thế hệ dẫn dắt tiếp theo phải sáng tạo hơn để duy trì tốc độ tăng trưởng vốn không còn có thể dựa vào Trung Quốc - quốc gia vốn đã thúc đẩy sự mở rộng của toàn ngành trong phần lớn thập kỷ. Ông Arnault, người hiện sở hữu 48% vốn cổ phần của LVMH và 64% quyền biểu quyết, đang tìm cách giúp LVMH không đi vào vết xe đổ của các triều đại kinh doanh khác tại Pháp - nơi người kế thừa yếu kém có thể nhấn chìm vận may của cả gia tộc. Trong thế giới tinh hoa của giới thượng lưu Pháp, sự sụp đổ của Lagardères - tập đoàn tên lửa-truyền thông dưới tay người con trai thừa kế chính là lời cảnh tỉnh.

“Ông ấy tin rằng những đứa con của mình sẽ trở thành cổ đông tốt nếu chúng hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh. Vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận nhưng tôi hy vọng công đức sẽ chiến thắng cảm xúc”, một người thân cận cho biết.

Theo: Reuters, The NY Times 

Xem bản gốc