Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Đền Cuông Nghệ An chốn thiên với những giai thoại kỳ thú 

Du lịch Việt Nam 2 Ngày trước

Tọa lạc ở trên núi Mộ Dạ, đền Cuông Nghệ An chính là nơi thờ tự linh thiêng để tưởng nhớ vua An Dương Vương, đồng thời cũng là một điểm đến tâm linh đặc biệt, ẩn chứa nhiều câu chuyện lịch sử thú vị về thời kỳ dựng nước. 

quảng cáo

Xứ Nghệ có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và đền Cuông chính là một trong những điểm đến nổi tiếng được nhiều người biết tới. Đến đây du khách không chỉ được hòa mình vào không gian văn hóa tâm linh độc đáo, mà còn được khám phá về những huyền thoại thiêng liêng, những câu chuyện đậm chất bi hùng trong lịch sử. Hành trình về với đền Cuông Nghệ An là trải nghiệm tuyệt vời để bạn trở về với cội nguồn, để hòa mình vào hồn thiêng của sông núi, của nước non Âu Lạc xưa, đồng thời cảm nhận rõ nét vẻ đẹp văn hóa tâm linh độc đáo vẫn được giữ gìn qua hàng thế kỷ, trong dòng chảy lịch sử của đất nước. 

Đền Cuông Nghệ An chốn

Đền Cuông danh lam thắng tích cổ kính ở Nghệ An. Ảnh: ST

 

Giới thiệu về đền Cuông Nghệ An 

Đền Cuông Nghệ An là một di tích lịch sử nổi tiếng, là danh lam thắng cảnh ấn tượng nằm trên núi Mộ Dạ, dãy Đại Hải thuộc địa phận của xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ngôi đền này chỉ làm cách trung tâm của thành phố Vinh 30 km theo hướng Bắc. 

Theo các ghi chép thì đền Cuông còn có một tên gọi khác là đền Công, nguyên nhân là bởi trước đây có rất nhiều chim công sinh sống ở đây và ngọn núi mà ngôi đền tọa lạc cũng có dáng hình của một chú chim công khổng lồ, vị trí ngôi đền hiện tại chính là đầu của chim công. 

Đền Cuông Nghệ An chốn

Vị trí đền Cuôn nằm ở lưng chừng núi Dạ. Ảnh: ST

Đền Cuông Nghệ An được lập nên để thờ Thục An Dương Vương, vị vua đã có công đánh Tần đuổi Triệu, giành độc lập tự do cho đất nước, cũng như gây dựng nên quốc gia Âu Lạc thuở xưa. Đây cũng là nơi thờ tướng quân Cao Lỗ, người đã có công chế tác ra nỏ thần để bảo vệ bờ cõi của dân tộc. 

Vào năm 2008 trước công nguyên, Thục An Dương Vương đã bị Triệu Đà bất ngờ đem quân tiến đánh và phải rút quân về phía Nam, trên bước đường này cuối cùng người đã tuẫn tiết tại Cửa Hiền, phía Bắc của núi Mộ Dạ cùng với 50 binh sĩ trung thành. Nhằm tưởng nhớ tới công ơn của Thục An Dương Vương, người dân tại Diễn Châu đã lập nên đền thờ ngài ở trên núi Mộ Dạ và hàng năm đều tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ đến công ơn to lớn của vị vua này. 

Mặc dù đến thời điểm hiện tại người ta vẫn chưa xác định được năm ngôi đền được xây dựng, nhưng theo sử sách thì vào thời nhà Nguyễn, đền Cuông Nghệ An đã từng được trùng tu rất nhiều lần, đặc biệt dưới thời của vua Tự Đức năm 1864 đã có sắc chỉ xây dựng lại ngôi đền với quy mô như hiện tại. 

Đền Cuông Nghệ An

Không ai biết chính xác đền Cuông được xây dựng năm nào. Ảnh: ceo_tran_van_trung.

>> Xem thêm: Đồi chè Thanh Chương Nghệ An thiên đường chill tuyệt đẹp

Đền Cuông và những sự tích kỳ thú 

Nói đến đền Cuông Nghệ An người ta sẽ nhắc tới những sự tích kỳ thú được lưu truyền qua nhiều năm. Trong rất nhiều câu chuyện về ngôi đền này thì người dân địa phương vẫn còn lưu truyền câu chuyện về sự xuất hiện của hạt trời vào ngày khai mạc của lễ hội đền Cuông năm 1995. Khi đó, trong lúc hàng ngàn người tham gia hội đang xem màn cưỡi ngựa diễu hành của nông dân thì bất ngờ có một chú hạc trắng rất lớn tựa như đại bàng đã đậu trên tay của người cưỡi ngựa. Mặc dù giữa một biển người đông đúc, nhưng chú hạc trắng vẫn liên tục vẫy cánh, khoe bộ lông trắng toát khiến người ta phải ngỡ ngàng.

Đây là một sự kiện vô cùng nóng bỏng được lưu truyền khắp nơi ở xứ Nghệ thời bấy giờ, sau đó rất nhiều người đã kéo về đền Cuông Nghệ An để ngắm hạc cũng như cầu khấn những điều tốt đẹp. Sự kiện hạc trắng xuất hiện đúng ngày khai mạc của lễ hội đền Cuông, khiến cho người dân địa phương càng tinh vào tính linh thiêng cũng như những câu chuyện điển tích từ thời xa xưa gắn liền với ngôi đền này bởi chim hạc thường sẽ không tiếp xúc với con người.

Đền Cuông Nghệ An

Hạc xuất hiện trong lễ hội đền Cuông năm 1995. Ảnh: FB Đền Cuông

Có lý giải cho rằng chú hạc trắng đó chính là hiện thân của nàng Mị Châu. Sau khi hạc xuất hiện người ta đã đưa vào đền và cho đậu ở một nơi trang trọng.Tuy nhiên, chỉ một ngày sau khi lễ hội kết thúc thì chú hạc trắng cũng đã chết và người dân lại càng tin tưởng vào mối liên hệ của chú hạc trắng với nàng Mị Châu. Đến nay, tại đền Cuông Nghệ An xác của chú hạc trắng vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn trong lồng kín. 

Đền Cuông Nghệ An HẠC TRẮNG

Lồng kính trưng bày hạc trắng ở đền Cuông. Ảnh: FB/ Đền Cuông

Sau sự kiện hạc trắng xuất hiện thì trong lễ hội của đền Cuông tại bờ biển Cửa Hiền, xã Vĩnh Trung, huyện Diễn Châu, ngay phía sau ngôi đền đã xuất hiện một con cá voi khoảng 10 tấn dạt vào bờ, Khi đó người dân nghe tin đã ùn ùn kéo đến để thắp hương và cầu khấn. Người ta cho rằng biển Cửa Hiền chính là nơi mà Thục An Dương Vương đã gieo mình năm xưa, do đó người ta cũng đã lập nên một miếu thờ tại đây, câu chuyện này càng mang màu sắc tâm linh bởi Cửa Hiền là bờ biển cạn và chuyện cá voi chết dạt vào đây là rất hy hữu, chưa từng xuất hiện. 

Với những câu chuyện kỳ lạ gắn liền với đền Cuông Nghệ An, người ta đã cho rằng hạc chính là hiện thân của nàng Mị Châu và cá voi xuất hiện một năm sau đó khi dạt vào bờ biển cũng là một minh chứng về kết thúc đầy bi thảm của An Dương Vương. Cũng chính bởi vì niềm tin tâm linh ấy mà ngôi mộ cá voi sau này vẫn được người dân hương khói đầy đủ.. 

Mặc dù câu chuyện về hạc trắng và cá voi măng đậm dấu ấn của người xưa, nhưng một điều không thể phủ nhận là sau hàng ngàn năm những câu chuyện lịch sử về vua An Dương Vương và nàng Mị Châu vẫn luôn được nhắc tới và còn nguyên giá trị. 
 

Khám phá kiến trúc đền Cuông 

Đền Cuông Nghệ An nằm ở một vị trí rất đặc biệt, không gian thông thoáng lại đậm chất sử thi. Đền nằm ở trên ngọn núi với cánh rừng thông bạt ngàn, phía sau lại là biển đảo mênh mông, từ đền Cuông nếu nhìn về hướng Tây có núi Mụa với hình dáng tựa như voi phục chầu về đền, cho thấy vị trí đặc biệt của nơi này. 

Xét về tổng thể thì đền Cuông có kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm các khu vực hạ điện, trung điện và thượng điện . Trong đó am quan có đến 3 cửa được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ của người Việt.. 

Đền Cuông Nghệ An

Cổng vào của đền Cuông có hai tầng với lối đi ở giữa và hai bên. Hiện tại cửa đi ở giữa đã được niêm kín du khách đến đền sẽ đi ở hai bên tả hữu. Trên cổng vào được chạm khắc các hoa văn vô cùng tinh xảo như chữ Hán, đôi hổ, đôi hạc ở trên bức tường, hai vị tướng quân ở hai lối đi… 

Đền Cuông Nghệ An kiến trúc

Kiến trúc đền Cuông rất cổ kính. Ảnh: ST

Đi từ ngoài vào,  bạn sẽ bắt gặp Hạ điện là nơi để thờ phụng thần cũng như các tướng lĩnh dưới trướng của vua An Dương Vương. Không gian của điện này được xây dựng từ các cột gỗ và cột đá, mặt tiền bỏ ngỏ, mái được lợp ngói mũi âm dương. Ở trong hạ điện hiện đang có trưng bày xác của hạc trắng, được xem là hóa thân của Mị Châu Công Chúa .. 

>> Xem thêm: Tour du lịch Miền Trung siêu HOT

Thượng điện ở đền Cuông Nghệ An chính là nơi để thờ vua An Dương Vương, cũng là điện thờ lâu đời nhất. Kiến trúc của điện thờ này gồm hai mái ở trên đỉnh có đôi rồng. Có tương truyền cho rằng ngay bên dưới địa chính của thượng điện chính là nơi an nghỉ của vua An Dương Vương.. 

Đền Cuông Nghệ An ban thờ

Ban thờ của An Dương Vương. Ảnh: FB Đền Cuông

Trung điện của đền Cuông được sử dụng làm nơi thờ công chúa Mỵ Châu cùng tướng quân Cao Lỗ, điện này có cấu trúc tương đối đặc biệt với hai tầng mái và tám ngói được chồng lên nhau tựa hình que diêm, trên đỉnh mái cũng có một đôi rồng được làm đối xứng.

Đền Cuông Nghệ An

Ban thờ của công chúa Mỹ Châu. Ảnh: thinhnguyen

Ngoài kiến trúc cổ kính và ấn tượng thì ở đền Cuông Nghệ An hiện tại còn đang lưu giữ rất nhiều các hiện vật quý như tượng  thờ, trống chiêng hay các bức hoành phi, chữ Hán…
 

Lễ hội đền Cuông Nghệ An với nét đẹp văn hoá độc đáo 

Lễ hội đền Cuông Nghệ An là một trong những điểm nhấn thú vị thu hút du khách tìm đến tham quan lễ cúng. Trước đây lễ hội này đã bị lãng quên nhiều năm, cho đến năm 1995 lễ hội này mới được tổ chức trở lại và duy trì cho đến tận ngày nay. Lễ hội đền Cuông là một hoạt động văn hóa tâm linh có quy mô và ảnh hưởng sâu rộng, thu hút các du khách trong và ngoài nước. 

Đến hẹn lại lên và các ngày 14, 15 và 16 tháng 2 Âm lịch lễ hội đền Cuông Nghệ An sẽ diễn ra với các hoạt động đa dạng. Vì là một lễ hội có lịch sử lâu đời, nên lễ hội đền Cuông được kết hợp rất nhiều các tín ngưỡng dân gian và các nghi thức bài bản. Lễ hội này có 5 lễ chính gồm khai quang, lễ cáo Trung Thiên, lễ Yết, lễ Rước, đại tế và lễ tạ. 

Đền Cuông Nghệ An

Lễ hội đền Cuông Nghệ An được tổ chức với quy mô lớn. Ảnh: ST

Trong những ngày diễn ra lễ hội. người ta sẽ bày biện các mâm cỗ với các sản vật phong phú để dâng lên vua An Dương Vương nhằm bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn đồng thời mong cầu cho một năm mới đầy may mắn, thuận lợi cùng với những chuyến ra khơi thuận buồm xuôi gió, bội thu. 


Thông tin thăm quan đền Cuông 


Di chuyển 

Đền Cuông Nghệ An dù nằm trên núi Mộ Dạ nhưng vị trí của đền lại ở khu vực lưng chừng núi và mặt tiền hướng về đường quốc lộ 1A với giao thông rất thuận tiện. Chính vì vậy, du khách có thể di chuyển đến đây tương đối dễ dàng. Nếu như đi từ trung tâm thành phố Vinh, bạn chỉ cần di chuyển theo quốc lộ 1A 16 km là đã có thể check in tại cổng đền Cuông.


Giá vé thăm quan đền Cuông

Đền Cuông là một điểm đến tâm linh, chính vì vậy đền hoàn toàn mở cửa miễn phí cho du khách tham quan từ 7 giờ đến 17 giờ hàng ngày. Do đó, du khách có thể đến đây để vãn cảnh thắp hương lễ tạ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. 

Đền Cuông Nghệ An

Đền mở cửa miễn phí cho du khách thăm quan. Ảnh: Tgdd

Đền Cuông Nghệ An nổi tiếng với vẻ đẹp độc đáo, lịch sử lâu đời và sự linh thiêng huyền bí là điểm đến quen thuộc của người dân Nghệ An mà du khách bốn phương nếu có dịp về với xứ Nghệ cũng đều tìm đến đền Cuông để thắp nén nhang, lễ cúng. Nếu có dịp hãy ghé ngôi đền này để hiểu hơn về những câu chuyện lịch sử, văn hoá, tâm linh gắn liền với ngôi đền và nhà Âu Lạc trong buổi đầu dựng nước. 

Hồng Thọ - dulichvietnam.com.vn 

Ảnh: Internet 

Xem bản gốc