Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Diễn đàn kinh tế thể thao 2024: Đa dạng hóa giúp La Liga “sống khỏe” và chuyện mất 600 triệu USD vì bản quyền lậu

Web thể thao 1 Tháng trước

Không phải ngẫu nhiên giải bóng đá hàng đầu thế giới La Liga lại có sự phát triển bền vững với giá trị thương mại cao. Tuy vậy, câu chuyện bản quyền truyền hình (BQTH) cũng khiến đơn vị này mất số tiền khá lớn hằng năm.

La Liga là một trong 5 giải đấu hàng đầu châu Âu và được đón nhận ở Việt Nam. Nắm bắt thị trường lớn với hơn 90 triệu dân, La Liga cử hẳn đại diện sang đất nước hình chữ S. Đó là ông Pablo Casaos. Đại diện La Liga tại Việt Nam cũng đang trong quá trình học tiếng Việt để hòa nhập hơn với cuộc sống của người địa phương.

Ông Pablo Casaos - Đại diện La Liga tại Việt Nam - chia sẻ ở Diễn đàn kinh tế thể thao 2024.

Tại Diễn đàn kinh tế thể thao 2024, ông Pablo Casaos có những chia sẻ về kinh tế thể thao của La Liga. Ông nói: “La Liga và các CLB xác định, nguồn chính là giá trị nghe nhìn mà cụ thể là BQTH. Tỷ trọng này chiếm đến 85%, thậm chí 90%. Và điểm mấu chốt là chống vi phạm BQTH. Chúng tôi bị mất 600-700 triệu USD mỗi năm do điều này. Do đó, bước tiến sẽ là chống lại bản quyền lậu để tránh mất đi nguồn tiền lớn.

Tỷ trọng phân bổ tiếp theo là nhà tài trợ với 10%. Chúng tôi sẽ vươn tới các khu vực toàn cầu, địa phương, khu vực rỗng. 5% là nguồn thu khác.

Cách đây 4 năm, chúng tôi xác định cách thức mới để có các nguồn thu nhập không chỉ một nguồn mà đa dạng hóa để tránh khi bị gặp trục trặc. Chẳng hạn như phát triển các sản phẩm ngành khác, cung cấp dịch vụ giáo dục cầu thủ chuyên nghiệp; "La Liga tech" là giải pháp công nghệ cho các CLB, doanh nghiệp, dự án để phát triển học viện, dịch vụ tư vấn; các sản phẩm đồ uống, ẩm thực, bar thể thao. Mọi dịch vụ đều phải cải thiện về nâng cấp".

Ông Pablo Casaos nhấn mạnh, thương hiệu của các CLB sẽ quyết định đến việc phụ thuộc đến BQTH nhiều hay ít. Ông lấy đơn cử như các CLB Real Madrid, Barcelona, Atletico Madrid... tỷ trọng của BQTH thấp hơn bởi họ làm tốt các công tác khác như khoảng 30% từ tài trợ, 20% bán vé... Từ đó, họ xây dựng hồ sơ của các CĐV, xem sở thích như thế nào, trải nghiệm ra sao, kinh nghiệm gì...

Các sản phẩm điều chỉnh tương ứng. Đó là cách thức để tăng cường thêm nguồn thu cho mình. Ngoài ra 5% mở các học viên, cung cấp dự án tư vấn. Các CLB nhỏ phụ thuộc vào BQTH, CLB càng nhỏ mức độ phụ thuộc càng cao. Mục tiêu để giúp họ làm sao không quá phụ thuộc vào nguồn thu cụ thể nào.

Vị Đại diện La Liga tại Việt Nam cho rằng, thương mại hóa là xu hướng tất yếu của thể thao toàn cầu. La Liga cùng các CLB đồng lòng chia sẻ, dựa trên 3 trụ cột. Đó là tăng cường chất lượng sản phẩm, trong đó vật lộn chinh phục giới trẻ tiêu thụ sản phẩm. Đối với giới trẻ, La Liga đánh vào các xu hướng công nghệ hóa mạnh mẽ. Ông nói: "Tận dụng lợi thế thể thao điện tử, qua đó chúng tôi đưa cuộc sống thực tại vào thế giới ảo, đưa thế giới ảo ra cuộc sống thực tại. Chúng tôi đầu tư nhiều hơn vào đồ họa, kết hợp các thứ lại với nhau".

Những CLB lớn như Real Madrid và Barcelona có nhiều nguồn thu lớn khác nhau từ bóng đá.

Yếu tố cơ bản thứ hai là áp dụng các biện pháp kiểm soát kinh tế, đưa ra các quy tắc làm sao CLB phải có tính bền vững. Từ ông bầu, chủ tịch, GĐĐH phải cùng vận động để tạo ra nguồn sống cho CLB, phải có nền móng vững chắc, kiểm soát doanh thủ. Nếu một CLB có khoản nợ lớn, nợ lương cầu thủ... thì rất khó duy trì.

Yếu tố cuối cùng là xây dựng chất lượng các cầu thủ nội địa. Cầu thủ nước ngoài chỉ theo dạng bổ sung và phải xây chắc nền tảng cầu thủ nội địa mới tính đến phương án này.

Ông Pablo Casaos nêu bật, tính đến nay, các CLB Tây Ban Nha đã đoạt tất cả 36 danh hiệu châu Âu. Riêng ĐTQG có nguồn cầu thủ từ 11 CLB khác nhau, không chỉ ở La Liga mà cả hạng Nhất với 25-26 cầu thủ. Ông nhấn mạnh: “Tây Ban Nha chờ đợi 10 năm mới vô địch lại Euro nhưng phải đầu tư tốt như thế mới đền đáp. Các CLB bền vững thì các đơn vị truyền hình mê thôi, lúc đó CĐV sẽ đổ xô đến sân. Việt Nam là một trong ít quốc gia có sự đam mê với bóng đá, cần tận dụng lợi thế này". 

Xem bản gốc