Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Doanh nghiệp tạo tác động xã hội đưa Việt Nam dẫn đầu Asean về phúc lợi cộng đồng và bình đẳng giới

Vneconomy 3 Tuần trước

Báo cáo chỉ số đầu tư Tác động (chỉ số Cam) 2024 do Quỹ Impact Investment Exchange, hợp tác cùng Bộ các Vấn đề Toàn cầu Canada (GAC) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cho thấy, Chỉ số Cam Việt Nam 2024 đạt 50 điểm, xếp Việt Nam vào hàng các quốc gia dẫn đầu ASEAN, vượt qua mức trung bình toàn cầu là 41.

Chỉ số Cam – một công cụ đo lường đột phá giúp đánh giá sự tiến bộ của các quốc gia trên con đường hướng đến một tương lai bền vững và bao trùm. Đây là báo cáo nằm trong chuỗi theo dõi 4 năm về sự phát triển của hệ sinh thái đầu tư tác động tại Việt Nam.

Chỉ số Cam đánh giá ba trụ cột chính: Tác động cộng đồng, bình đẳng giới và bảo vệ khí hậu, với thang điểm từ 1 đến 100, trong đó 100 là mức đánh giá cao nhất về thành tựu đạt được.

Chỉ số Cam là nền tảng của Phong trào Cam, một sáng kiến toàn cầu với tham vọng huy động 10 tỷ USD vào năm 2030, với mục tiêu trao quyền cho 100 triệu phụ nữ, trẻ em gái và các nhóm thiểu số giới. Bằng cách cung cấp một khung đánh giá rõ ràng về bình đẳng giới và hành động khí hậu, chỉ số Cam làm nổi bật những tiến bộ đã đạt được và các lĩnh vực cần đầu tư thêm trong hệ sinh thái tác động.

Cũng theo báo cáo, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực bình đẳng giới với 49 điểm, cao hơn mức trung bình toàn cầu và vượt qua phần lớn các quốc gia trong khu vực ASEAN. Điều này phản ánh vai trò quan trọng của các doanh nghiệp tác động xã hội trong việc trao quyền cho phụ nữ thông qua lãnh đạo và tham gia kinh tế.

Bên cạnh đó, Việt Nam thể hiện hiệu suất mạnh mẽ đặc biệt trong chỉ số Tác động Cộng đồng với 60 điểm, vượt trội so với các nước ASEAN khác nhờ các sáng kiến về phúc lợi cộng đồng và bảo đảm tài chính.

Chỉ số Giới cho thấy cam kết của Việt Nam đối với bình đẳng và hòa nhập, với 49 điểm, cao hơn mức trung bình toàn cầu và phần lớn các nước ASEAN. Con số phản ánh các doanh nghiệp tạo tác động xã hội (SIB) tại Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ, đặc biệt là trong các vai trò ra quyết định và tăng hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên, Chỉ số khí hậu của Việt Nam chỉ đạt 43 điểm, cho thấy cần cải thiện trong các lĩnh vực như quản lý rác thải, bảo tồn nước và độ phì nhiêu của đất.

"Những điểm số này nhấn mạnh các lĩnh vực cần đầu tư và cải thiện chính sách để nâng cao kết quả môi trường và đảm bảo tính bền vững lâu dài. Nhìn chung, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội của Việt Nam đang đóng góp đáng kể vào tác động xã hội và môi trường, đưa quốc gia trở thành một nước đi đầu trong khu vực”, báo cáo nhận định.

Tuy nhiên, để duy trì và nâng cao thành tựu này, việc cải thiện các lĩnh vực về quản lý môi trường là rất cần thiết.

Tiến sĩ Lương Minh Huân, Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp tại VCCI cho rằng, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội của Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các mục tiêu xã hội và môi trường.

Mặc dù chúng ta đã ghi nhận những tiến bộ đáng khích lệ qua chỉ số Cam, nhưng điểm số thấp ở lĩnh vực môi trường lại cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục đầu tư và cải cách chính sách để nâng cao tính bền vững và khả năng thích ứng lâu dài.

Một vấn đề khác, hiện nay, tại Việt Nam, khái niệm về SIB vẫn chưa được công nhận về mặt pháp lý theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc. Dạng hình doanh nghiệp duy nhất được công nhận pháp lý tương đối gần với SIB tại Việt Nam là doanh nghiệp, nhưng chúng phải tuân thủ các ràng buộc cụ thể trong hoạt động của mình, như yêu cầu bắt buộc phải tái đầu tư lại 51% lợi nhuận sau thuế vào việc thực hiện mục tiêu xã hội.

Mặc dù khái niệm này chưa nhận được sự chấp nhận pháp lý, nhưng có nhiều chính sách hỗ trợ từ Chính phủ được thiết kế đặc biệt cho các định dạng doanh nghiệp như SMEs và hợp tác xã, hoặc cho các hoạt động kinh doanh cụ thể như trong các lĩnh vực đầu tư được ưu tiên hoặc sử dụng lao động người khuyết tật- dân tộc thiểu số, mà các SIB có các đặc điểm tương tự sẽ được hưởng các quyền lợi tương ứng.

Hiện nay vai trò của các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs) cũng đặc biệt quan trọng, khi chiếm 97% số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam, đóng góp gần 45% GDP quốc gia và cung cấp hơn 60% việc làm.

Song nhiều MSME, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo, đang đối mặt với rào cản trong việc tiếp cận vốn. Các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo chỉ chiếm 22% tổng số, gặp phải những thách thức như hiểu biết tài chính hạn chế, thiếu tài sản thế chấp, và khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính cho doanh nghiệp.

Xem bản gốc