Ghé thăm “xứ dừa”, đừng bỏ lỡ trải nghiệm ghé thăm Đạo Dừa Bến Tre, lắng nghe những câu chuyện lịch sử thú vị về giáo phái lừng danh một thời và ngắm nhìn tận mắt các công trình độc đáo tại nơi đây bạn nhé.
Đạo Dừa Bến Tre là một trong những điểm đến du lịch độc đáo nhất tại miền Tây. Tại đây, bạn sẽ có cơ hội lắng nghe những câu chuyện lịch sử, văn hóa thú vị về một giáo phái từng “làm mưa, làm gió” ở xứ dừa và trải nghiệm tham quan, chiêm ngưỡng các công trình độc lạ vẫn tồn tại sau hơn 50 năm.
Đạo Dừa ở Bến Tre là một trong những điểm đến du lịch độc đáo nhất của miền Tây. Ảnh:
1. Đôi nét về Đạo Dừa Bến Tre
Đạo Dừa hay còn được biết đến với tên gọi “Nam Quốc Phật” nằm trên cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Đây là nơi thể hiện nét đẹp văn hóa tín ngưỡng chỉ có ở vùng đất “xứ dừa” với chủ trương hòa đồng tôn giáo và ủng hộ hòa bình.
Đạo Dừa từng là nơi thể hiện nét đẹp văn hóa tín ngưỡng chỉ có ở mảnh đất Bến Tre. Ảnh: Du Lịch
Đạo Dừa Bến Tre là một tôn giáo do ông Nguyễn Thành Nam - một trí thức Tây học sáng lập tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, chủ trương hòa đồng tôn giáo và ủng hộ hòa bình, hướng người dân tham thiền, ăn chay, suy niệm, coi trọng lễ nghĩa, tình thương, cư xử hòa mục giữa con người với nhau.
Đạo Dừa là một tôn giáo do ông Nguyễn Thành Nam sáng lập tại miền Nam trước năm 1975. Ảnh: Bến Tre Toplist
Sau hơn 50 năm hình thành, đến nay khu Đạo Dừa vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn các công trình và được phát triển trở thành một khu di tích – điểm đến tìm hiểu lịch sử, văn hóa độc đáo thu hút nhiều du khách ghé thăm khám phá trong tour du lịch miền Tây.
Sau 50 năm, khu di tích Đạo Dừa vẫn còn lưu giữ được vẹn nguyên nhiều công trình độc đáo. Ảnh: Flickr
2. Câu chuyện lịch sử về Đạo Dừa Bến Tre
Giáo chủ Đạo Dừa Bến Tre là ông Nguyễn Thành Nam sinh ngày 22/4/1910 tại xã Phước Thạnh, Tổng An Hòa, huyện Trúc Giang, tỉnh Kiến Hòa (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre). Ông sinh ra trong một gia đình giàu có và nhiều quyền thế nên có điều kiện để sang Pháp du học ngành hóa học. Vào ngày mùng 3 tháng 9 năm 1945, ông quy y cầu đạo với Hòa thượng Thích Hồng Tôi ở chùa An Sơn tọa lạc tại núi Tượng thuộc vùng Thất Sơn, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Đạo Dừa được thành lập năm 1963, từng thu hút hàng vạn tín đồ, trong đó có con trai nhà văn Mỹ John Steinbeck - người từng nhận Giải Nobel Văn học vào năm 1962.
Ông Nguyễn Thành Nam thành lập Đạo Dừa ở Bến Tre vào năm 1963. Ảnh: Flickr
Tuy xuất phát từ tín ngưỡng tốt đẹp nhưng từ cuối năm 1960 trở đi, ông Nguyễn Thành Nam bị "lậm" nặng những chuyện mê tín dị đoan. Mỗi lần mở lời, ông đều xưng mình là người từ cõi trên xuống, được giao sứ mệnh "giữ yên vận mạng quốc gia, kiến tạo hòa bình thế giới". Ông cho rằng chỉ một mình mình mới đủ tư cách đại diện Việt Nam để gặp gỡ ngang hàng với bất kỳ một tổng thống, quốc vương hay thủ tướng nào trên thế giới. Thậm chí, ông còn xem Đức Giáo hoàng - người lãnh đạo tinh thần của Thiên Chúa giáo, Đức Tăng thống - lãnh đạo tinh thần của Phật giáo là những người "bằng vai phải lứa" vì ông quan niệm "mai mốt hòa đồng tôn giáo sẽ thống lĩnh tất cả".
Từ cuối năm 1960 trở đi, ông Nguyễn Thành Nam bị "lậm" nặng những chuyện mê tín dị đoan. Ảnh: Bazan Travel
Sau ngày giải phóng miền Nam, đạo Dừa bị chính quyền Cách mạng cấm hoạt động vì lý do truyền bá mê tín dị đoan, cổ vũ lối sống thiếu lành mạnh. Toan tính vượt biên nhưng không thành, ông Nguyễn Thành Nam bị bắt và bị đưa đi học tập cải tạo nhưng chỉ một thời gian sau, do gia đình có đơn bảo lãnh nên ông "Đạo Dừa" được tha, cho về sống tại xã Phú An Hòa.
Mặc dù bị ngăn cấm nhưng giáo phái Đạo Dừa của ông Nguyễn Thành Nam vẫn lén lút hoạt động, buộc chính quyền và công an tỉnh Bến Tre phải can thiệp. Sau cái chết của ông, giáo phát chính thức tan rã, tín đồ theo đạo chỉ còn lại vài người nhưng đều đã lớn tuổi.
Đạo Dừa từng thu hút hàng vạn tín đồ tham gia. Ảnh: Du lịch miền Tây
3. Tham quan, khám phá các công trình độc đáo tại Đạo Dừa Bến Tre
Du lịch Bến Tre, rất nhiều du khách tỏ ra hào hứng với trải nghiệm tham quan, chiêm ngưỡng các công trình độc đáo nằm trong khu di tích Đạo Dừa.
Các công trình độc đáo tại Đạo Dừa Bến Tre khiến nhiều du khách thích thú khi được tận mắt ngắm nhìn. Ảnh: Du lịch sinh thái Bến Tre
Một số công trình nổi bật tại Đạo Dừa Bến Tre có thể kể đến như:
- Cổng tam quan: Cổng tam quan của khu di tích được xây dựng dựa theo kiến trúc của Hoàng Thành Huế. Trên cổng có rất nhiều chi tiết màu sắc được chạm khắc, vẽ tinh xảo, chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ khi được ngắm nhìn tận mắt.
Cổng tam quan được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Ảnh: Locker & Lock
- Sân Cửu Đỉnh: Nằm ở trung tâm Đạo Dừa là sân Cửu Đỉnh - nơi tọa lạc của 9 trụ cột hình rồng được chạm khắc vô cùng công phu và tinh tế. Trước đây, sân chính là nơi hành lễ của các tín đồ Đạo Dừa, ý tưởng xây dựng bắt nguồn từ việc ông Nguyễn Thành Nam muốn xây dựng một công trình tượng trưng cho chín dòng sông Cửu Long và đạo bất tạo con của ông. Xung quanh sân bao gồm nhiều hạng mục: cổng chào; những tòa tháp cao; mô hình núi, hang…
Sân Cửu Đỉnh trước đây từng là nơi hành lễ của các tín đồ Đạo Dừa. Ảnh: Du lịch Cồn Phụng
- Cửu Đỉnh Đạo Dừa: Tại cổng đi vào khu vực hành lễ có một lư hương lớn gọi là Cửu Đỉnh, được chắp ghép từ những mảnh vỡ của đồ sành sứ, phía trên có khắc hình và giới thiệu vắn tắt về lai lịch của Đạo Dừa. Cửu Đỉnh có hàm ý ám chỉ sự trường tồn, vĩnh cửu.
Lư hương Cửu Đỉnh được chắp ghép từ những mảnh vỡ của đồ sành sứ. Ảnh: mr.vanhaidang
- Đường đi Bắc Nam: Nằm kế Cửu Trùng Đài là hai ngọn tháp có tên “Miền Bắc Hà Nội” và “Miền Nam Sài Gòn”. Đây là nơi tượng trưng cho hai miền Nam, Bắc Việt Nam và được nối với nhau bằng một chiếc cầu thể hiện ý nguyện thống nhất đất nước. Đỉnh tháp miền Bắc là nơi ngồi thiền của ông Đạo Dừa, để lên được đỉnh phải trèo qua các dãy cầu thang sắt lên đỉnh tháp Miền Nam, rồi từ đó qua cầu sang “Miền Bắc”.
Đường đi Bắc Nam thể hiện ý nguyện thống nhất đất nước. Ảnh: Redsvn.net
- Tháp Cửu Trùng Đài: Cửu Trùng Đài ở Đạo Dừa Bến Tre là tòa tháp bát quái có 9 tầng, được xem là nơi hội tụ linh khí trời đất. Khu vực này là nơi ông Nguyễn Thành Nam ngồi truyền bá đạo cho giáo chúng.
- Phi thuyền Apolo: Mô hình phi thuyền Apolo làm bằng tôn là nơi ông Nguyễn Thành Nam thường trèo vào trong để đệ tử kéo lên cao thỉnh thị thánh chỉ của Ngọc Hoàng.
- Quả địa cầu: Quả địa cầu được làm bằng thép, đặt trên tòa sen nhằm tượng trưng cho khát vọng hòa bình của thế giới.
Phi thuyền Apolo là nơi ông Nguyễn Thành Nam được đệ tử kéo lên cao để thỉnh thị thánh chỉ của Ngọc Hoàng. Ảnh: Redsvn.net
Quả địa cầu đặt trên tòa sen tượng trưng cho khát vọng hòa bình của thế giới. Ảnh: Redsvn.net
4. Hướng dẫn di chuyển đến Đạo Dừa ở Cồn Phụng
Theo kinh nghiệm du lịch Đạo Dừa Bến Tre, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến Cồn Phụng – nơi khu di tích tọa lạc bằng xe máy, ô tô hoặc xe khách.
Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn chỉ cần đi theo đường Võ Văn Kiệt đến QL1A, thẳng đến vòng xoay Trung Lương thì vào QL60, sau đó chạy qua cầu Rạch Miễu thì sẽ thấy bảng chỉ dẫn vào Cồn Phụng. Tại đây, bạn có thể hỏi đường người dân địa phương đường đi đến Đạo Dừa Bến Tre.
Du khách có thể dễ dàng di chuyển đến Cồn Phụng và trải nghiệm các hoạt động du lịch hấp dẫn. Ảnh: conphungtourist.com
>>Xem thêm: Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn 100 năm tuổi ở Bến Tre
Đạo Dừa Bến Tre là một trong những điểm dừng độc đáo mà bạn không nên bỏ lỡ trong hành trình khám phá Cồn Phụng. Trong hành trình tham quan, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu những câu chuyện thú vị xoay quanh giáo phái từng “làm mưa, làm gió” tại xứ dừa cũng như tận mắt chiêm ngưỡng các công trình độc đáo gắn liền với tín ngưỡng, văn hóa một thời của người dân Bến Tre.
Thu Hằng