Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

ETF tái cơ cấu đẩy thanh khoản tăng, thị trường “chìm” sâu hơn

Vneconomy 3 Tuần trước

Phiên cuối tuần có hoạt động tái cân bằng của một loạt quỹ ETF nội đẩy thanh khoản lên cao đáng kể trong phiên chiều, tăng gấp đôi buổi sáng và tổng giá trị khớp hai sàn cả ngày khoảng 14.200 tỷ đồng, cao nhất 6 phiên. Tuy nhiên sức ép bán ra lấn át hoàn toàn, VN-Index đóng cửa mất 9,59 điểm tương đương -0,76% và chốt ở mức thấp nhất ngày.

Mức giảm hôm nay khá mạnh, thổi bay gần hết biên độ tăng từ đầu tuần. VN-Index rơi trở lại sát vùng 1250 điểm dưới sức ép của khá nhiều blue-chips VN30-Index thậm chí giảm 0,97% do nhiều mã ngân hàng tác động mạnh.

MSN giảm 2,74% là cổ phiếu khiến VN-Index mất điểm nhiều nhất, tiếp đó là GVR giảm 1,82%. Với VN30-Index, ACB giảm 1,97% và VPB giảm 1,47% là hai trụ yếu nhất. ACB khiến VN30-Index mất xấp xỉ 2 điểm trong khi chỉ lấy đi 0,5 điểm ở VN-Index. Nhìn chung dù cơ cấu vốn hóa khác nhau ảnh hưởng của cổ phiếu blue-chips tới chỉ số vẫn đậm nét hôm nay.

Số lớn các cổ phiếu trong diện tái cơ cấu hôm nay thuộc rổ VN30. Rổ này đóng cửa chỉ còn 3 mã tăng nhưng tới 25 mã giảm. SSB tăng 2,42%, BVH tăng 1,4% và SAB tăng 0,18% ảnh hưởng rất ít tới các chỉ số. Trong khi đó bất kể là cổ phiếu được ETF dự kiến mua nhiều hay bán nhiều thì giá đều giảm.

Rổ blue-chips ghi nhận 11 cổ phiếu đóng cửa giảm hơn 1%, dẫn đầu là POW giảm 2,93%, MSN giảm 2,74% và ACB giảm 1,97%. Trong top 10 vốn hóa thị trường, có HPG giảm 1,3%, VPB giảm 1,47%. Với độ rộng rất kém trong nhóm VN30 cho thấy khả năng “đấu lệnh” khá hạn chế. Bình thường khi các quỹ ETF tái cân bằng, mua bán đối ứng của các nhóm nhà đầu tư nâng đỡ giá tích cực hơn. Nguyên nhân có lẽ một phần vì thị trường đang trong xu hướng giảm ngắn hạn và chưa chắc đã tạo đáy nên nhà đầu tư không mạnh dạn giải ngân.

Độ rộng tổng thể của VN-Index phiên này cũng rất tệ với 86 mã tăng/289 mã giảm. Trong số đỏ có tới 113 mã giảm hơn 1% và nhóm này chiếm 44,4% tổng giá trị khớp lệnh sàn HoSE. Điều này thể hiện sức ép từ phía bán là rất mạnh. Có 16 cổ phiếu trong nhóm giảm mạnh nhất này thanh khoản trên 100 tỷ đồng.

Nhóm blue-chips đỏ nhiều nhưng cũng ít mã trong nhóm trụ lớn nhất giảm sâu. Nhóm blue-chips đỏ nhiều nhưng cũng ít mã trong nhóm trụ lớn nhất giảm sâu.

Về mặt tích cực, giá sụt giảm mạnh do khối lượng mua bán của các quỹ ETF tạo cơ hội mua tốt hơn cho những ai muốn quay lại thị trường. Thực tế các phiên tăng trong tuần này đều có thanh khoản rất nhỏ, hàm ý không có nhiều nhà đầu tư nhảy vào. Hôm nay sàn HoSE khớp khoảng 13.587 tỷ đồng, tăng 24% so với hôm qua và lên mức cao nhất 6 phiên. VN-Index và khá nhiều cổ phiếu đóng cửa ở giá thấp nhất ngày cũng thể hiện sự chờ đợi thụ động của người mua. Kiểu hành động như vậy cũng không có gì bất ngờ vì với sức ép bán ra người mua không cần phải tranh nhau.

Trong các phiên giảm lũ lượt và liên tục như hôm nay, khả năng đi ngược dòng là hiếm hoi. VN-Index có 86 cổ phiếu còn xanh lúc đóng cửa, trong đó 42 mã tăng hơn 1%. Tuy nhiên số có thanh khoản chấp nhận được thì không nhiều. Dẫn đầu là DIG tăng 1,22% khớp 205,5 tỷ; BCG tăng 5,18% khớp 153,7 tỷ; HDG tăng 2,44% khớp 138,8 tỷ; NLG tăng 2,13% với 99 tỷ; NKG tăng 1,45% với 90,3 tỷ. Thực tế chỉ 14/42 mã nhóm này đạt thanh khoản trên 10 tỷ đồng mà thôi.

Mặc dù phiên cuối tuần biên động mạnh theo hướng tiêu cực có phần tác động từ giao dịch ETF, nhưng đó cũng là tín hiệu cho thấy thị trường cần dòng tiền mạnh mới có thể ổn định được.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng khoảng 302 tỷ đồng trên HoSE, nhất lập tuần bán ròng cao kỷ lục kể từ đầu năm. Các mã bị bán lớn nhất là MSN -252,8 tỷ, VHM -164,4 tỷ, KDC -101,5 tỷ, FPT -50,9 tỷ, NLG -40,2 tỷ, GVR -30 tỷ. Phía mua có VPB +195,9 tỷ, TCB +144,4 tỷ, MWG +107,9 tỷ, CTG +83 tỷ, BMP +40,7 tỷ.

Xem bản gốc