Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Ghé thăm làng hoa giấy Thanh Tiên Huế với dòng chảy lịch sử hơn 400 năm

Du lịch Việt Nam 1 Tuần trước

Từ những loại cây dân dã như cây tre, cây lùng và giấy màu các nghệ nhân ở làng hoa giấy Thanh Tiên Huế đã sáng tạo nên những bông hoa ngũ sắc vô cùng rực rỡ, tạo nên danh tiếng của một làng nghề hơn 400 năm tuổi. 

quảng cáo

Xứ Huế không chỉ nổi tiếng với đền đài, cung đình lộng lẫy mà còn là nơi hội tụ nhiều làng nghề truyền thống với giá trị văn hóa lịch sử lâu đời. Một trong số đó chính là làng hoa giấy Thanh Tiên Huế với Tuổi đời hàng thế kỷ, đã tạo nên một nét đẹp tâm linh đặc biệt và mang đến cho bản đồ các làng nghề xứ Huế một điểm nhấn vô cùng đặc trưng. 

Ghé thăm làng nghề làm hoa bằng giấy Thanh Tiên Huế du khách không chỉ được tìm hiểu về một nghề truyền thống đã có lịch sử từ lâu đời, ngắm nhìn những bông hoa giấy rực rỡ mà còn hiểu hơn về những giá trị đặc biệt trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân được lưu truyền từ xa xưa cho đến hiện tại. 

làng hoa giấy Thanh Tiên Huế

Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên Huế đã có lịch sử hơn 400 năm. Ảnh: @itscthinh

 

Lịch sử làng hoa giấy Thanh Tiên Huế

Nằm dọc hạ lưu sông Hương, chỉ cách cầu Trường Tiền khoảng 8 km làng hoa giấy Thanh Tiên Huế thuộc xã Phú Mậu, nổi danh là một trong những làng nghề hoa giấy lâu đời với lịch sử hơn 400 năm. Làng nghề này cũng đã chính thức được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là một làng nghề truyền thống từ năm 2013. 

làng hoa giấy Thanh Tiên Huế

Làng nghề nằm ở hạ lưu của dòng sông Hương. Ảnh: heritagevietnamairlines

Theo các ghi chép lịch sử, thì làng hoa giấy Thanh Tiên Huế ra đời dưới thời các Chúa Nguyễn, cách nay đã hơn bốn thế kỷ. Sau khi vua Gia Long đã thu giang sơn về một mối, nhà vua đã ban chiếu đề nghị mỗi trấn mang về kinh thành một loài hoa quý. Lúc này trong triều đình có một vị quan là người làng Thanh Tiên đã dâng lên nhà vua loài hoa ngũ sắc, với ý nghĩa đặc biệt là tam cương, ngũ thường tượng trưng cho ý nghĩa về trung, hiếu, nghĩa với ba cành hoa. Theo đó, cành hoa màu vàng và màu đỏ được làm to nhất, tượng trưng cho nhà vua, đấng minh quân, năm bông hoa hai bên tượng trưng cho năm đức nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Chính vì ý nghĩa quá đặc biệt, nên nhà vua đã ban chiếu khuyến khích người dân làng Thanh Tiên làm hoa giấy để bán lên kinh đô và phổ biến nghề này đến với mọi người.

làng hoa giấy Thanh Tiên Huế

 Cũng từ đó hoa giấy làng Thanh Tiên Huế đã trở thành một vật phẩm quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng của người dân nơi đây. Những bông hoa rực rỡ được làm trước là để dâng cúng thần linh, tổ tiên và ông bà sau là để tô điểm thêm cho vẻ đẹp của nhà cửa, ban thờ. Một điều đặc biệt khác khiến cho hoa của làng hoa giấy Thanh Tiên Huế được nhiều người ưa thích là bởi hoa sẽ luôn khoe sắc rực rỡ, không héo tàn và có độ bền lâu. Chính bởi những ý nghĩa đặc biệt về tâm linh cũng như độ bền, tính ứng dụng mà những bông hoa giấy rực rỡ của làng Thanh Tiên không chỉ là hương bảo riêng của làng, mà đã lan tỏa khắp các vùng của đất kinh thành Huế. 

làng hoa giấy Thanh Tiên Huế

Hoa giấy Thanh Tiên có vai trò đặc biệt trong đời sống văn hoá, tín ngưỡng của người dân xứ Huế. Ảnh: @vinhlv

 

Nơi lưu giữ nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống xứ Huế 

Làng hoa giấy Thanh Tiên Huế là nơi duy nhất lưu giữ nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống của cố đô. Nét đặc trưng nhất của hoa giấy nơi đây chính là các công đoạn sản xuất sẽ đều được thực hiện bằng tay, làm thủ công không hề qua máy móc. Người dân trong làng sẽ sử dụng các nguyên liệu chính để làm hoa giấy là tre, hồ và giấy màu.

làng hoa giấy Thanh Tiên Huế

Hoa giấy được làm hoàn toàn thủ công. Ảnh: visithue

Trước khi tiến hành làm hoa thì cách đó vài tháng, người thợ thủ công đã cần phải chuẩn bị những cây tre thật tốt và chẻ nhỏ, vót tròn, nhuộm màu rồi đem phơi khô. Sau đó sẽ uốn bằng tay theo hình dáng nhất định, để tạo thành cành và cuống của hoa. Bí quyết quan trọng nhất của nghề làm hoa giấy ở làng Thanh Tiên chính là làm sao để nhuộm màu thật đẹp cho giấy, giúp giữ được màu sắc lâu và tươi nhất. 

làng hoa giấy Thanh Tiên Huế

Tre được vót và nhuộm màu trước khi làm hoa, Ảnh: @awnnhin.

Trước đây, các nghệ nhân làng hoa giấy Thanh Tiên Huế không sử dụng các loại hóa chất công nghiệp để nhuộm màu, mà thay vào đó là nhựa cây và lá cây và chế màu theo kiểu gia truyền. Hiện tại, để tiết kiệm thời gian thì người dân ở đây cũng đã sử dụng giấy màu. Theo đó các nghệ nhân sẽ dùng dùi sắt để đục giấy màu trên các khuôn hoa bằng gỗ, nhằm tạo thành các loại hoa khác nhau. Sau đó, sử dụng dây cước tạo nếp đường nét, cuối cùng là dán thêm nhụy hoa cũng được làm từ giấy màu, tạo thành một bông hoa hoàn chỉnh sau đó mới ghép vào cuống. 

làng hoa giấy Thanh Tiên Huế

Giấy được nhuộm màu và đem phơi. Ảnh: @smlxlhue

Một cành hoa giấy ở làng hoa giấy Thanh Tiên Huế hoàn chỉnh sẽ có đầy đủ các loại hoa phổ biến như huệ, hồng, cúc, dã quỳ, lan, tường vi. Đặc biệt, một trong những loại hoa giấy nổi tiếng nhất của làng Thanh Tiên chính là hoa sen giấy, những nhành hoa rực rỡ luôn thu hút tầm mắt của du khách khi dừng chân. 

làng hoa giấy Thanh Tiên Huế

Nhành hoa giấy gồm nhiều bông với màu sắc rực rỡ. Ảnh: TRT

làng hoa giấy Thanh Tiên Huế

Hoa sen giấy của làng nghề Thanh Tiên. Ảnh: @nguyenduy_95

 

Làng hoa giấy Thanh Tiên ngày nay 

Lịch sử của làng hoa giấy Thanh Tiên Huế ngày nay đã nhập cùng với ngôi làng Thế Vinh nằm  ngay bên cạnh, hình thành nên thôn Thanh Vinh. Thế nhưng, người làm hoa giấy làng Thanh Tiên vẫn luôn là một nét đẹp rất riêng ở miền đất này. Rất nhiều gia đình làm nghề hoa giấy ở làng Thanh Tiên vẫn còn duy trì với nghiệp làm hoa, không những thế họ còn tìm tòi và phục hồi lại các kỹ thuật làm hoa cổ đã từng được sử dụng trong đời sống lễ nghi cung đình trước đây. 

làng hoa giấy Thanh Tiên Huế

Điển thì nhất hoa sen giấy của làng nghề hiện tại đã trở thành một mặt hàng lưu niệm sử dụng trong nghệ thuật trang trí, trưng bày vô cùng nổi bật, được nhiều du khách và các bạn trẻ ưa thích. Các nghệ nhân chia sẻ, ngoài những kiến thức trong nghề làm hoa thì để duy trì nghề truyền thống, đòi hỏi cần phải có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn bởi mỗi một nhành hoa được tạo ra đều sẽ có vai trò gắn kết với đời sống tâm linh. 

Đến với làng hoa giấy Thanh Tiên Huế mỗi dịp giáp tết, không khó để du khách bắt gặp những cây chông được bó từ rơm và cây tre dùng để cắm các cành hoa giấy trên khắp những chiếc thuyền xe đạp, xe máy hay trên đôi vai của những người bán hàng rong, đi khắp các phố phường, ngõ xóm tạo nên một bầu không khí vô cùng đặc biệt. 

làng hoa giấy Thanh Tiên Huế

Những bó rơm được cắm hoa giấy Thanh Tiên là hình ảnh gợi xuân về. Ảnh: ĐINH ĐANG

Khi hoa giấy Thanh Tiên xuất hiện trên khắp các con đường, ngõ phố của xứ Huế thì cũng là dấu hiệu cho thấy Tết đã về rất gần, màu sắc rực rỡ của những cây hoa giấy xứ cũng phần nào xóa tan đi cái rách mướp, ảm đạm và âm u của xứ Huế vào những ngày cuối đông, đồng thời lại tô vẽ thêm cho khung cảnh làng quê, phố phường thêm những sắc màu vô cùng sinh động.

làng hoa giấy Thanh Tiên Huế

Giới trẻ thích check-in với hoa giấy Thanh Tiên môi độ xuân về. Ảnh: CAFEIN Coffee

 Hằng năm, làng làm hoa giấy Thanh Tiên Huế vẫn luôn đón một lượng khách du lịch rất lớn trong nước và quốc tế. Du khách đến đây không chỉ để tìm hiểu về làng nghề hoa giấy truyền thống, mà còn được trải nghiệm các công đoạn để làm nên những bông hoa giấy rực rỡ tại đây. 

làng hoa giấy Thanh Tiên Huế

Du khách quốc tế cũng rất ưa thích vẻ đẹp của hoa giấy Thanh Tiên. Ảnh: Nghệ nhân Thân Văn Huy

Những cây hoa giấy ở làng nghề hoa giấy Thanh Tiên không hề có hương nhưng lại có một cái thần rất riêng, mang ý nghĩa sâu xa trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người dân địa phương. Chính vì vậy, khi du lịch ở cố đô Huế, bạn đừng bỏ qua cơ hội đến với làng Thanh Tiên để hiểu hơn về nghệ thuật làm hoa giấy đã tồn tại suốt hơn 4 thế kỷ qua ở làng nghề này. 

Hồng Thọ - dulichvietnam.com.vn 

Xem bản gốc