Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Giám đốc Nvidia Việt Nam "hiến kế" cho Thủ tướng về một việc cần làm ngay, Nvidia sẵn sàng giúp đỡ gì?

Markettimes 5 Giờ trước

Lĩnh vực này là trí tuệ nhân tạo (AI). Lĩnh vực AI được đề cập tới trong Hội nghị phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vào chiều 11/2 tại trụ sở Chính phủ. Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, cùng với Phó thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Hội nghị còn có sự tham gia của lãnh đạo các bộ, một số địa phương, viện, ĐH, cùng chủ tịch, tổng giám đốc và lãnh đạo của một số tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Về lĩnh vực công nghệ bán dẫn và AI, Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng trong năm 2024, từng bước khẳng định vai trò là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nổi bật là việc Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn Nvidia đã hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về AI của Nvidia và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.

thu-tuong-dn.jpgThủ tướng chủ trì Hội nghị phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ảnh: VGP

Vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần làm gì để bứt phá về trí tuệ nhân tạo, lĩnh vực có giá trị lên tới nghìn tỷ USD trong tương lai gần?

Về vấn đề này, ông Vũ Mạnh Cường, Giám đốc Nvidia Việt Nam cho rằng, cần phải chú trọng tới nguồn nhân lực trong lĩnh vực AI.

Theo ông, bên cạnh những chính sách mà Chính phủ đang thực hiện để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ khắp nơi trên thế giới, việc phát triển nguồn nhân lực AI ngay trong nước cũng cần nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước.

Giám đốc Nvidia Việt Nam chỉ ra rằng, hiện nay, chúng ta đều thấy phản ánh của thị trường về tình trạng khan hiếm nhân lực AI ở mọi cấp độ trong nhiều công đoạn, chẳng hạn như Khoa học dữ liệu, kỹ sư vận hành AI... Khi AI đi vào các chuyên ngành, chúng ta càng cần có nhiều các nhà khoa học dữ liệu, khoa học chuyên ngành để có thể ứng dụng AI trong các lĩnh vực như sinh học, y học, viễn thông, ngân hàng...

"Chúng ta sẽ cần tới số lượng hàng trăm nghìn kỹ sư hoạt động trong lĩnh vực AI trong vòng 3 năm tới", ông Vũ Mạnh Cường nhấn mạnh.

Nvidia sẽ giúp gì cho Việt Nam?

nvidia-m1.jpg

Ông Vũ Mạnh Cường, Giám đốc Nvidia Việt Nam phát biểu về vấn đề nguồn nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Ảnh: VGP

Giám đốc Nvidia Việt Nam cho biết, Nvidia có chương trình Học viện Deep Learning (DLI). Chương trình này hiện cung cấp cả giáo trình, công cụ và tài nguyên xử lý đồ họa trên đám mây miễn phí cho các trường đại học sử dụng để tiến hành đào tạo sinh viên theo 6 học phần khác nhau như Machine learning/deep learning, Datascience, Largle Language Model… Các chương trình này được thường xuyên cập nhật và giáo trình được cung cấp miễn phí cho các đại học, cơ sở đào tạo sử dụng.

Trên thực tế, Nvidia hiện đang làm việc với nhiều trường đại học trong nước và các doanh nghiệp như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, ĐH Duy Tân, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, FPT… để đào tạo sinh viên.

Đơn cử như tại ĐH Quốc gia Hà Nội, Viện Trí tuệ Nhân tạo đã hoàn thành đào tạo và cấp chứng chỉ cho 60 sinh viên (hoàn toàn miễn phí) học phần Đào tạo cơ bản Deep Learning trong 6 tháng.

Hay FPT Software cũng đã nhận hơn 6.000 chứng chỉ Deep Learning của Nvidia trong 4 tháng. Tuy nhiên, đây là trường hợp đặc biệt, vì kỹ sư FPT Software có trình độ cao cao và là trường hợp đào tạo nâng cấp từ nền tảng các kỹ sư đang làm việc software và AI. Điều này chứng tỏ chương trình của Nvidia có thể phục vụ được tốt cả 2 mục tiêu là đào tạo số lượng lớn và đào tạo chuyên sâu.

ai-linh-vuc.jpgViệt Nam cần chú trọng việc đào tạo nhân lực cho lĩnh vực AI. Ảnh: AI

Ngoài ra, đại diện Nvidia Việt Nam chia sẻ, Nvidia sẽ tiến hành hỗ trợ một số doanh nghiệp khác của Việt Nam triển khai chương trình.

Thông qua việc triển khai gần 2 năm, công ty có giá trị vốn hóa hàng nghìn tỷ USD mong muốn được đào tạo số lượng lớn và chuyên sâu cho Việt Nam, đồng thời có một số chia sẻ như sau.

Trước tiên, để đào tạo số lượng lớn và chất lượng, Việt Namcần số lượng giảng viên có chất lượng cao và cần áp dụng phương thức "train the trainner", đồng thời kết hợp giữa phương pháp đào tạo tự học và giáo viên hướng dẫn.

Thứ hai, chương trình cần đào tạo ở cả 3 lĩnh vực: Nâng cấp (upscaling), đào tạo lại (reskilling) nhân lực IT đang có cho các đơn vị công lập, doanh nghiệp, startup; Đào tạo mới cho sinh viên đại trà; Đào tạo chất lượng cao mũi nhọn (Nvidia có chương trình riêng đang làm việc cùng Bộ GD&ĐT, một số UBND TP và các doanh nghiệp lớn).

Thứ ba, cần có chương trình hỗ trợ của Nhà nước, kết hợp đặt hàng của doanh nghiệp lớn như Viettel, FPT… cho việc đào tạo AI cũng như hỗ trợ giảng viên. Ngoài ra, cần có kinh phí để có thể đào tạo số lượng lớn do việc đào tạo cho đối tượng không phải sinh viên cần trả phí và trả thù lao cho giảng viên để có thể nâng cao số lượng giờ giảng dạy.

"Tiếp theo thành công trong việc phối hợp với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) năm vừa qua và đặc biệt triển khai các đề xuất của Thủ tướng và CEO của Nvidia, chúng tôi mong muốn được phối hợp với NIC trong việc triển khai, đào tạo nguồn nhân lực cũng như đồng hành, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam trong những năm tiếp theo", đại diện của Nvidia nhấn mạnh.

Xem bản gốc