Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Giám đốc VNNIC: Độ trễ đường truyền Internet là tiền bạc

Viettimes 3 Giờ trước

Ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) dẫn lời chuyên gia công nghệ nước ngoài, nhấn mạnh mức độ quan trọng của độ trễ đường truyền, gọi đây là tiền bạc. Nếu độ trễ đường truyền Internet lớn, sẽ không có dịch vụ tốt.

Ông Vũ Hồng Thắng - Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam Ông Vũ Hồng Thắng - Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam

Phát biểu tại sự kiện Internet Day 2024 diễn ra tại Hà Nội, Giám đốc VNNIC Nguyễn Hồng Thắng nói rằng để phát triển kinh tế số, hạ tầng số chính rất quan trọng. Hạ tầng số phải có dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, có độ thông minh, độ mở và an toàn.

Đối với hạ tầng Internet - một thành phần của hạ tầng số, độ trễ đường truyền đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Ông Thắng dẫn lời các chuyên gia công nghệ nước ngoài đánh giá về việc này (Letancy is money" - độ trễ là tiền bạc). Nếu độ trễ trong đường truyền Internet lớn, sẽ không có các dịch vụ tốt. Điển hình như dịch vụ 5G hay IoT đòi hỏi độ trễ của đường truyền khoảng 1 ms, trong khi nhiều dịch vụ băng rộng hiện tại có độ trễ lên tới 10 ms.

Một trong những yếu tố quan trọng khác, theo ông Thắng, là việc chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6. Đây là giao thức Internet thế hệ thứ 6, cho phép mở rộng địa chỉ các thiết bị kết nối mạng cũng như cung cấp độ bảo mật và mức độ xử lý nhanh hơn. Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới - là một trong những quốc gia tiên phong trong việc chuyển đổi sang IPv6.

Ông Thắng cũng nhấn mạnh rằng, để có một hạ tầng Internet lớn mạnh hơn, Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu chuyển đổi công nghệ từ IPv6 sang "IPv6 only" ngay từ bây giờ để khai thác tối đa các giá trị mới của 5G, IoT, Cloud, Blockchain... trong tương lai.

Trước đó, trong phần chia sẻ của mình, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet đã điểm lại các cột mốc của Internet tại Việt Nam. Từ năm 1997, khi lần đầu tiên Việt Nam chính thức kết nối Internet với thế giới. Từ năm 1998-2003 là giai đoạn phổ cập ban đầu với sự xuất hiện của các nhà cung cấp dịch vụ như VNPT, Netnam và FPT.

Từ năm 2011 đến 2015 là giai đoạn chuyển đổi sang Internet di động cùng sự phát triển của smartphone 3G và 4G LTE. Từ năm 2016 đến nay là kỷ nguyên của băng thông rộng và IoT, với việc triển khai 4G và 5G trên toàn quốc.

vt_vu hoang lien - Internet day 2024.jpg Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam

Ông Vũ Hoàng Liên dẫn số liệu của Statista.com dự báo số lượng người dùng Internet tại Việt Nam sẽ liên tục tăng trong giai đoạn 2024 - 2029, ước tính sẽ đạt hơn 100 triệu người dùng vào năm 2029.

Ông Liên nhận định tương lai của Internet Việt Nam hứa hẹn nhiều đột phá lớn, khi công nghệ đang thay đổi nhanh chóng và nhu cầu chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ. Chính phủ cũng đang tích cực thúc đẩy chuyển đổi số, mở rộng phổ cập Internet đến vùng sâu, vùng xa.

Tham dự sự kiện này, ông Andrew Goledzinowski, Đại sứ Australia tại Việt Nam nhận xét Việt Nam đang bước vào một kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ trên cơ sở ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Ông Goledzinowski nói đã có dịp thăm nhà máy sản xuất xe điện VinFast và lái thử chiếc VF8 - đó là minh chứng cho thấy Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới với công nghệ và Internet là điểm tựa.

"Thế giới đang chứng kiến sự phát triển không ngừng của Việt Nam. Không nước nào hiện nay có được sự phát triên giống như Việt Nam", đại sứ Australia nhấn mạnh.

vt_dai su Australia.jpg Đại sứ Australia tại Việt Nam phát biểu tại sự kiện.

Hội thảo - Triển lãm Internet Day 2024 với sự tham gia của các doanh nghiệp hàng đầu lĩnh vực công nghệ thông tin và Internet như VNPT, Viettel IDC, FPT Telecom, Netnam, Akamai... Đây là cơ hội để các chuyên gia chia sẻ và thảo luận về những vấn đề quan trọng của ngành công nghệ thông tin và những xu hướng, công nghệ của Internet trong giai đoạn tới, từ đó góp phần đưa ra lời giải cho bài toán phát triển kinh tế số, hạ tầng số của Việt Nam.

Xem bản gốc