Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Google phản đối yêu cầu của Mỹ bán trình duyệt Chrome

Báo Tin tức 3 Tuần trước
Chú thích ảnh Biểu tượng Chrome trên màn hình điện thoại và biểu tượng Google (phía sau). Ảnh: Getty Images/TTXVN

Google đã đệ trình đề xuất dài 12 trang cấm “ông lớn” này phân phối hoặc làm lợi cho phần mềm của họ trên các thiết bị di động như một điều kiện cấp phép cho các ứng dụng phổ biến đó là trình duyệt Chrome, Play hoặc chatbot Gemini.

Google cho rằng không có điều gì trong phán quyết cuối cùng của tòa sơ thẩm liên bang cấm họ gợi ý các nhà sản xuất thiết bị di động hoặc nhà mạng không dây cân nhắc về bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào của hãng để đổi lấy việc phân phối, điểm truy cập, quảng cáo hoặc cấp phép cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó của Google.

Bất kể quyết định cuối của Thẩm phán tòa án sơ thẩm liên bang Amit Mehta, Google dự kiến vẫn sẽ kháng cáo và có khả năng Tòa án Tối cao Mỹ sẽ đưa ra phán quyết sau cùng về vụ việc này.

Trước đó, ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu thẩm phán tòa sơ thẩm liên bang Amit Mehta ra lệnh cho Google bán Chrome - một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Đây là một trong những bước đi nhằm chống độc quyền đối với “ông lớn” công nghệ Google.

Trong hồ sơ đệ trình lên tòa án, Bộ Tư pháp Mỹ kêu gọi cải tổ hoạt động kinh doanh của Google, trong đó có việc cấm các thỏa thuận cho phép Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên điện thoại thông minh và ngăn chặn việc khai thác hệ điều hành di động Android.

Giới chức Mỹ phụ trách vấn đề chống độc quyền cho rằng thậm chí cần yêu cầu Google bán hệ điều hành Android nếu các biện pháp khắc phục không ngăn cản công ty này sử dụng quyền kiểm soát hệ điều hành di động để tạo lợi thế riêng.

Đề xuất “xé nhỏ” Google đánh dấu sự thay đổi sâu sắc của các cơ quan quản lý tại Mỹ sau một thời gian để các công ty công nghệ tự do kể từ khi không đưa ra quyết định giải thể Microsoft cách đây hai 2 thập kỷ.

Xem bản gốc