Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050 Xây dựng Thủ đô Văn hiến văn minh hiện đại

Báo xây dựng 1 Tháng trước

(Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó nhấn mạnh, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập với “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra những “cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.

Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050 - Xây dựng Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”
Một góc Thủ đô Hà Nội nhìn từ trên cao.

Lấy con người làm trung tâm

Xuyên suốt trong quy hoạch là “con người là trung tâm của sự phát triển”, với hình ảnh Thủ đô Hà Nội được định hình: “Thủ đô văn hiến - kết nối toàn cầu thanh lịch hào hoa - phát triển hài hòa - thanh bình thịnh vượng - chính quyền phục vụ - doanh nghiệp cống hiến - xã hội niềm tin - người dân hạnh phúc”.

Quy hoạch đặt ra 5 quan điểm phát triển chung, trong đó phát triển Thủ đô phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng. Khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”, xanh, thông minh, ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô “Văn hiến – văn minh – hiện đại”, xanh, thông minh, ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội, tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực trong nước và quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, kinh tế và hội nhập quốc tế có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô và cả nước cùng phát triển.

Cùng với đó phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, hội nhập quốc tế, gắn với quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn. Khai thác và sử dụng hiệu quả các lợi thế về địa chính trị, địa kinh tế, điều kiện tự nhiên.

Bảo tồn, phát huy bản sắc, văn hóa, lịch sử nghìn năm văn hiến, các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của vùng đất Thăng Long – Hà Nội. Văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tàng, là động lực, nguồn lực đặc biệt quan trọng để phát triển Thủ đô với con người là trung tâm, hạt nhân của sự phát triển. Giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài là trụ cột cốt lõi trong xây dựng và phát triển Thủ đô.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng thể hiện quan điểm phát triển đô thị xanh, văn minh, hiện đại, giàu bản sắc là động lực phát triển chính của Thủ đô, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết với các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô và cả nước.

Tăng tốc phát triển kinh tế

Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 8,5 đến 9,5%/năm thời kỳ 2021 – 2030. Quy mô GRDP năm 2030 gấp 3,4 lần năm 2020; đóng góp 15, 16% tổng GDP của cả nước, khoảng 45, 46% GRDP của vùng Đồng bằng sông Hồng. GRDP bình quân/người đạt khoảng 13.500 đến 14 nghìn USD…

Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050 - Xây dựng Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”
Xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - văn minh - hiện đại”. (Ảnh: Hanoi.gov.vn)

Về môi trường, tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 6,2%; tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị đạt 70%; tỷ lệ dân số đô thị và nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 100%...

Về đô thị và nông thôn, tỷ lệ đô thị hóa đạt 65, 70%; tỷ lệ vận tải công cộng phấn đấu đáp ứng 30, 40% nhu cầu đi lại của người dân đô thị; có 50% tổng số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao...

Tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội là thành phố toàn cầu, xanh – thông minh – thanh bình – thịnh vượng, xứng tầm đại diện vị thế nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển hàng đầu trong khu vực, ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trên thế giới; là nơi đáng đến và lưu nại, nơi đáng sống và cống hiến. Người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.

GRDP bình quân đầu người khoảng 45.000 đến 46.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 80, 85%. Phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội theo mô hình: 5 không gian phát triển – 5 hành lang và vành đai kinh tế - 5 trục động lực phát triển -5 vùng kinh tế, xã hội - 5 vùng đô thị.

Trong đó, 5 không gian phát triển gồm không gian trên cao, không gian ngầm dưới mặt đất, không gian công cộng, không gian văn hoá sáng tạo và không gian số.

Các hành lang, vành đai kinh tế Thủ đô được hình thành trên cơ sở các tuyến hành lang kinh tế được xác định trong Quy hoạch tổng thể quốc gia. 5 trục động lực gồm; trục sông hồng; trục Hồ Tây - Cổ Loa; Nhật Tân - Nội Bài; Hồ Tây - Ba Vì và trục phía Nam.

5 vùng kinh tế - xã hội: Vùng trung tâm (gồm khu vực nội đô lịch sử; khu vực đô thị trung tâm và đô thị trung tâm mở rộng tại phía Nam sông Hồng); vùng phía Đông; vùng phía Nam, vùng phía Tây và vùng phía Bắc.

5 vùng đô thị được phát triển gồm: Vùng đô thị trung tâm, vùng thành phố phía Tây, vùng thành phố phía Bắc, vùng đô thị phía Nam và vùng đô thị Sơn Tây – Ba Vì.

Xem bản gốc