Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Khám phá Điện Thái Hòa Huế - biểu tượng của sự thịnh trị triều Nguyễn.

Du lịch Việt Nam 2 Tuần trước

Với dáng vẻ lộng lẫy và rực rỡ, đầy uy quyền khám phá Điện Thái Hòa Huế chính là một trong những trải nghiệm hấp dẫn bậc nhất ở Hoàng Thành xứ Huế, nơi để du khách cảm nhận hơi thở của một thời kỳ vàng son trong quá khứ. 

quảng cáo

Ghé thăm Đại Nội ở xứ Huế, địa điểm mà du khách không thể bỏ qua chính là Điện Thái Hòa một trong những cung điện chính có vai trò rất quan trọng trong tổng thể kiến trúc của Hoàng Thành. Điện Thái Hòa được xem như là trái tim của Hoàng Thành, đây chính là nơi được sử dụng để đặt ngai vàng của nhà vua, một biểu tượng quyền lực quan trọng dưới triều đại phong kiến. Khám phá Điện Thái Hoà Huế, du khách sẽ không thể nào quên vẻ lộng lẫy, tráng lệ như đưa ta về với những khoảnh khắc trọng đại của lịch sử, nơi mà mỗi một góc nhỏ cũng đều đang khoi gợi lại những câu chuyện hào hùng của quá khứ. Hiện tại, Điện Thái Hòa là địa điểm tham quan hấp dẫn bậc nhất ở Hoàng Thành Huế chỉ sau Ngọ Môn. 

Khám phá Điện Thái Hòa Huế -

Điện Thái Hoà là một trong những công trình quan trọng nhất ở Hoàng Thành Huế. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô Huế.

 

Giới thiệu về Điện Thái Hòa Huế

Điện Thái Hòa nằm trong Hoàng Thành Huế là một trong những công trình kiến trúc vô cùng quan trọng thuộc quần thể các di tích Cố đô Huế đã được  UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1993. 

Đây cũng chính là nơi đăng quang của 13 vị vua dưới triều đại phong kiến của nhà Nguyễn. Theo các ghi chép lịch sử, ngay từ khi quy hoạch và thiết kế xây dựng kinh thành Phú Xuân đầu thế kỷ 19 thì người ta đã quy hoạch Điện Thái Hòa nằm ở vị trí trung tâm. Đây cũng là công trình kiến trúc có tuổi đời lớn nhất ở kinh thành Huế. 

Theo kinh nghiệm khám phá Điện Thái Hòa Huế,  du khách sẽ được tìm hiểu vê lịch sử cũng cung điện này, theo đó điện được xây dựng từ tháng 2/1805 và hoàn thành vào tháng 10 cùng năm. Lúc mới xây dựng, điện được tọa lạc ở vị trí cách khu vực hiện tại 45m đến tháng 3/1833 vua Minh Mạng đã cho dời Điện Thái Hòa về hướng Nam và đồng thời xây dựng lại với quy mô đồ sộ hơn. Trong lịch sử của Điện Thái Hòa, nơi đây đã được tu bổ rất nhiều lần. 

Khám phá Điện Thái Hòa Huế -

Điện được xây dựng năm 1805. Ảnh: diego51__.jpg

Dưới triều đại nhà Nguyễn,  Điện Thái Hòa Huế được xem là một trong những nơi biểu trưng cho quyền lực, cũng là nơi diễn ra các hoạt động, nghi lễ quan trọng của triều đình như lễ đăng quang lên ngôi vua, sinh nhật vua, lễ đón tiếp các sứ thần hoặc những buổi lên triều quan trọng. 

Dưới sự biến đổi của thời cuộc, Điện Thái Hòa đã xuống cấp trầm trọng, đặc biệt năm 2020 khi cơn bão Noul đổ bộ phần mái ngói của điện đã hư hại nặng nề. Nhằm bảo tồn và lưu giữ kiến trúc đặc trưng và vẻ đẹp của Điện Thái Hòa Huế, tháng 11 năm 2021 trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô đã tiến hành trùng tu với kinh phí lên đến 128 tỷ đồng. Dự án trùng tu Điện Thái Hòa có tổng diện tích 7100m2 với khuôn viên điện là 4851m2, khu vực Điện Thái Hòa là 1.440m2 và khu vực sân đại Triều Nghi có diện tích 1640m2. 

Khám phá Điện Thái Hòa Huế -

Diện mạo của điện Thái Hoà Huế sau khi được trùng tu. Ảnh: TTBTDTCDH

Ngày 23/11/2024, dự án bảo tồn tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa Huế đã chính thức hoàn thành mang đến cho công trình kiến trúc vẻ lộng lẫy, hoành tráng như vốn có và trở thành điểm dừng chân hấp dẫn với du khách khi đến với kinh thành Huế. 

>> Xem thêm: Ghé thăm làng hoa giấy Thanh Tiên Huế với dòng chảy lịch sử hơn 400 năm

Khám phá Điện Thái Hòa Huế với kiện trúc tuyệt đẹp 

Khám phá Điện Thái Hòa Huế có thể thấy công trình có kiến trúc theo kiểu trùng thiềm điệp cốc (nhà kép hai mái trên một nền). Ngôi điện có diện tích mặt bằng 1360m, nền điện cao hơn mặt đất 2,35 m và cao hơn tầng sân chầu thứ nhất 1 m. Kiến trúc điện bao gồm hai ngôi nhà là Tiền Điện ở phía trước có kết cấu 7 gian 2 chái và nhà Chánh Điện phía sau có kết cấu 5 gian 2 chái. Tiền Điện và Chánh Điện được nối liền với nhau bằng mái thừa lưu còn được gọi là mái vỏ cua.

Khám phá Điện Thái Hòa Huế -

Kiến trúc điện Thái Hoà theo kiểu Trùng thềm điệp ốc. Ảnh: TTBTDTCDH

Phần mái của Điện Thái Hòa Huế được lợp ngói hoàng lưu ly với các ô hoặc hoa văn tinh xảo, chia thành ba tầng chồng lên nhau, thường được gọi là mái trùng thiềm. Chính giữa hai tầng mái có một dải cổ riêng được chạy bao quanh bốn mặt và chia thành những ô hộc được trang trí với các họa tiết, thơ văn trên những miếng đồng tráng men màu pháp lam theo kiểu “nhất thi nhất họa” vô cùng tinh tế.

 Khu vực mái điện và các bờ mái ở Điện Thái Hòa Huế đều có các hình rồng kỳ công theo kiểu lưỡng long chầu nguyệt hay hồi long. Chính giữa của nóc tiền điện có những bầu rượu được làm bằng pháp lam rất đẹp mắt. 

Khám phá Điện Thái Hòa Huế -

Mái của điện lợp ngói lưu ly, hoạ tiết trang trí đắp nổi sành sứ. Ảnh: Chạn Huế

Khám phá Điện Thái Hòa Huế , có thể đấy hệ thống khung của điện được làm hoàn toàn bằng chất liệu gỗ lim, giữa tiền điện ở khu vực gần mái treo có một tấm biển sơn son thiếp vàng lớn đề 3 chữ “Thái Hòa Điện”, phía dưới có một hàng chữ nhỏ ghi năm xây dựng đầu tiên là 1805, năm làm lại là 1883 và năm đại tu là 1923.. 

Khám phá Điện Thái Hòa Huế -

Tấm biển Thái Hoà Điện nổi bật. Ảnh: TTBTDTCDH

Khám phá Điện Thái Hòa Huế -

Điện Thái Hoà nhìn từ mặt trước sân chầu. Ảnh: TTBTDTCDH

Khám phá Điện Thái Hòa Huế -

Hệ thống các cột đỡ của điện được sơn thếp nổi bật. Ảnh: Trần Thiện

Chánh Điện Thái Hòa là nơi để đặt ngai vàng của nhà vua, ngai vàng ở đây là một hiện vật độc bản với giá trị văn hóa và lịch sử vô cùng to lớn. Ngai có thiết kế rất lộng lẫy với chiều cao 101cm, chiều dài 87cm, bề rộng 72cm. Phần đế ngai dài 118cm, cao 20cm và rộng 90cm. Năm 2016, ngai vàng ở Điện Thái Hòa đã chính thức được công nhận là bảo vật quốc gia.. Ở phía trên ngai vàng là bửu tán cũng vô cùng lộng lẫy, bửu tán được sơn son thiếp vàng tỉ mỉ, mang đến sự uy nghi và trang trọng cho không gian mà nhà vua ngự. 

Điện Thái hoà Huế

Điện Thái hoà Huế

Cận cảnh ngai vàng, nơi 13 vị vua nhà Nguyễn ngự ở điện Thái Hoà. Ảnh: TTBTDTCDH

Dưới thời vua Khải Định bửu tán được làm bằng gỗ thếp vàng, mỗi mặt đều được chạm hình hai con rồng chầu mặt, bốn góc chạm đầu rồng nhô cao và xung quanh là các hình tua rua rất uyển chuyển. 

Ở nhà trước các tượng gỗ đều được soi chỉ và chạm khắc rất tỉ mỉ, sơn thiếp lộng lẫy. Trên trần gỗ của mỗi căn đều có các đèn lồng được trang trí vô cùng nổi bật với họa tiết là hoa văn, hình ảnh cách điệu theo lối nhất thi nhất họa tuyệt đẹp.

Điện Thái hoà Huế

Khu vực sân chầu của Điện Thái Hòa Huế còn được gọi là sân Đại Triều Nghi chính là nơi mà các quan đứng chầu trong những buổi thích chiều theo phẩm hàm, phía trong Điện Thái Hòa là nơi vua ngự trên ngai vàng, các hoàng thân, tứ trụ đứng đầu triều đình. 

Du khách khi khám phá Điện Thái Hòa Huế có thể bắt gặp ở khu vực sân đại triều nghi một tấm bia xám, được khắc chữ trắng giới thiệu các thông tin cơ bản về ngôi điện tuyệt đẹp này.


Hình tượng rồng ở điện Thái Hoà Huế 

Bên cạnh kiến trúc tráng lệ và các họa tiết trang trí tỉ mỉ, tinh xảo thì khi du khách khám phá Điện Thái Hòa Huế sẽ dễ dàng bắt gặp hình tượng rồng ở bất cứ nơi đâu. Hình tượng rồng chính là một biểu tượng của quyền lực và hình ảnh ẩn dụ về nhà vua, do đó rồng cũng là chủ đề chính được sử dụng để trang trí các chi tiết ở ngôi điện nổi tiếng này. 

Tại Điện Thái Hòa Huế, hình tượng rồng được thể hiện với nhiều chất liệu, tư thế, hình dáng và nhiều vị trí khác nhau ngay. Từ sân Đại Triều Nghi cho đến thềm điện, đều có chi tiết rồng được chạm khắc trên những bậc thang đá. Bước vào khu vực hiên của Điện Thái Hòa, có thể bắt gặp hình tượng rồng được chạm quấn quanh các cột hay rồng được vẽ cách điệu trên các con song gỗ ở kết cấu đỡ của mái hiên. 

Điện Thái hoà Huế

Tượng rồng ở phía bên ngoài điện Thái Hoà. Ảnh: TTBTDTCDH

Ở mái Điện Thái Hòa hình tượng rồng cũng được đắp rất nổi bật ở đỉnh mái hay bờ quyết bằng nghệ thuật khảm sành sứ, khu vực cửa thoát nước trên mái đầu hồi cũng có mặt rồng thiết kế há miệng rất độc đáo.

Điện Thái hoà Huế

Hình tượng rồng tuyệt đẹp trên mái điện Thái Hoà. Ảnh: Chạn

 Khám phá Điện Thái Hòa Huế ở khu vực nội thất, có thể thấy hình tượng rồng cũng xuất hiện ở rất nhiều nơi như ở 80 cột gỗ linh bên trong điện có hình tượng rồng vờn mây trên sóng nước vô cùng ấn tượng hay trên tấm diềm trang trí quanh tấm biển “Thái Hòa Điện”, những ô hợp vách ngăn ở phía sau ngai vàng, hình tượng rồng cũng được trang trí với mật độ rất dày, bốn phía cấp kề ngai vàng, viền gỗ quanh bửu tán, nóc bửu tán, ở phía sau ngai vàng hay những chi tiết của ghế ngai vàng cũng có rất nhiều hình tượng rồng được làm cách điệu. 

Điện Thái hoà Huế

Cận cảnh chạm khắc ròng ở ngai vua. Ảnh: Chạn

Điện Thái hoà Huế

Rồng trên bửu tán trong điện Thái Hoà. Ảnh: TTBTDTCDH

Tham quan Điện Thái Hòa, du khách hẳn sẽ có cảm tưởng đây là một trong những giang sơn của rồng, nơi mà ở khắp không gian họa tiết rồng đều được vẽ một cách tinh tế, kỳ công với  tính nghệ thuật rất cao. Hình tượng rồng ở điện Thái Hoà cũng là một minh chứng sống động cho nét đẹp, đời sống văn hoá cung đình xứ Huế. 

>> Xem thêm: Khám phá tour du lịch Huế HOT nhất hiện nay 

Kinh nghiệm khám phá Điện Thái Hoà Huế 


Hướng dẫn di chuyển 

Điện Thái Hòa Huế tọa lạc ở địa chỉ đường 23/8, phường Thuận Hòa, trung tâm thành phố Huế. Điện nằm ở Đại Nội, vòng thứ hai của Kinh thành Huế nên du khách có thể sử dụng nhiều phương tiện để đến đây như xe máy, xích lô, taxi, xe đạp… Nếu tự di chuyển để khám phá Điện Thái Hoà Huế, từ khu vực trung tâm du khách có thể đến Đại Nội theo hướng bờ Nam của sông Hương, đi qua cầu Phú Xuân, đến đường Lê Duẩn thì rẽ phải để vào đường cửa Quảng Đức, rồi qua cầu đến đường 23/8 thì rẽ phải để vào Đại Nội, sau đó di chuyển đến Điện Thái Hòa.

Vì không gian bên trong Đại Nội rất lớn, nên du khách có thể kết hợp tham quan các địa điểm trên đường đến với Điện Thái Hòa, hãy sử dụng bản đồ để tìm đường đến Điện Thái Hòa Thuận tiện hơn. 

Điện Thái hoà Huế

Du khách có thể đến Điện Thái Hòa Huế rất thuận tiện. Ảnh: Xuân Đạt

 

Thời điểm check-in

Điện Thái Hòa là một điểm du lịch trong nhà, chính vì vậy du khách có thể ghé thăm nơi đây và bất kỳ mùa nào trong năm, mỗi mùa cảnh sắc ở đây lại mang một sức hút rất riêng. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc di chuyển, khám phá Điện Thái Hoà Huế thì thời điểm đẹp nhất là mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8. Lúc này, thời tiết ở Huế rất dễ chịu, nhiệt độ vừa phải, du khách có thể kết hợp tham quan Điện Thái Hòa với các địa điểm khác một cách thoải mái. 
 

Giá vé và giờ mở cửa

Điện Thái Hòa Huế nằm trong khuôn viên của Đại Nội, chính vì vậy khung giờ hoạt động cũng theo khung giờ chung của Đại Nội. Mở cửa tham quan từ 6h30 đến 17h hàng ngày, dù vậy tùy từng thời điểm mà khung giờ mở cửa của Điện Thái Hòa cũng sẽ có sự thay đổi, nên trước khi tham quan du khách có thể tra cứu thông tin trên trang web của Sở du lịch và Di sản Thừa Thiên Huế. 

Vé tham quan khám phá Điện Thái Hòa Huế thường kết hợp với các địa điểm khác của Đại Nội Huế, thông thường với du khách Việt Nam mức giá vé sẽ vào khoảng 150.000đ/ người lớn và 30.000đ đối với trẻ em. Du khách quốc tế áp dụng mức vé 200.000đ/người lớn và 40.000đ đối với trẻ em. 

Điện Thái hoà Huế

Vé thăm quan sẽ áp dụng cho toàn bộ Đại Nội bao gồm cả Điện Thái hoà Huế. Ảnh: Nàng Thơ Xứ Huế

 

Lưu ý khi thăm quan 

Không đơn giản chỉ là một điểm tham quan thông thường mà Điện Thái Hòa Huế là một trong những di tích, công trình kiến trúc đặc biệt ở kinh Thành Huế, chính vì vậy khi tham quan du khách cũng nên bỏ túi một số lưu ý nhất định. 

Về trang phục, Điện Thái Hòa Huế là nơi trang nghiêm, chính vì vậy khi đến đây du khách hãy chọn lựa trang phục phù hợp lịch sự nhẹ nhàng. Du khách sẽ không được quay phim chụp ảnh hoặc sờ tay vào những hiện vật đang trưng bày ở bên trong điện Thái Hòa, mà cần thực hiện theo quy định của ban quản lý. 

Trong quá trình thăm quan, khám phá Điện Thái Hoà Huế, hãy lưu ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ đồng thời chuẩn bị bản đồ để có thể thoải mái tham quan, tránh bị lạc vì khu vực này rất rộng. Du khách có thể kết hợp tham quan viện Thái Hòa Huế với khu vực lân cận như các địa điểm check in ở Tử Cấm Thành bao gồm Thái Bình Lâu, Điện Cần Chánh, Cung Diên Thọ, Tả Vu và Hữu Vu, Đại Cung Môn) hay các địa điểm check-in ở khu vực  Hoàng Thành bao gồm Ngọ Môn Huế, Kỳ đài Huế. 

Điện Thái hoà Huế Có hể kết hợp thăm quan nhiều điện check-in khác trong Đại Nội cùng điện Thái Hoà. Ảnh: Nàng Thơ Xứ Huế

Điện Thái Hòa là một trong những nơi thể hiện rõ nét đẹp của kiến trúc hoàng cung tại Cố Đô và khám phá Điện Thái Hòa Huế là trải nghiệm tuyệt vời cho những ai ưa thích tìm hiểu kiến trúc và lịch sử triều đại nhà Nguyễn, đồng thời nơi  đây cũng mang đến cảm giác thanh tịnh và bình yên cho du khách khi dừng chân. 

Hồng Thọ - dulichvietnam.com.vn 

Ảnh: Internet 

Xem bản gốc