Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Khi GenZ đầu tư: Không để tiền nhàn rỗi bị bỏ phí dù chỉ là 2.000 đồng

Markettimes 2 Giờ trước

Theo một khảo sát từ PwC, thế hệ trẻ ngày nay có xu hướng đầu tư “số hóa” nhờ sự tiếp cận mạnh mẽ với công nghệ, mạng xã hội và Internet từ sớm. Mong muốn kiếm tiền sinh lời đang mở rộng sang các nền tảng trực tuyến ưu tiên tính linh hoạt và tiện lợi - khác biệt hẳn so với các thế hệ trước đây.

Cụ thể, thay vì để nhiều tiền trong tài khoản hay thẻ ngân hàng, người trẻ thường ưu tiên chuyển chúng vào các tài khoản tích lũy để vừa hưởng lãi suất hấp dẫn, vừa có thể rút tiền thoải mái khi cần. Tài khoản tích lũy của Viettel Money kết hợp với Công ty Cổ phần VAM là một ví dụ. 

Với tính năng tiết kiệm sinh lời linh hoạt, người dùng có thể dễ dàng thiết lập khoản tích lũy từ số tiền nhỏ nhất chỉ từ 2.000 đồng với lãi suất hấp dẫn lên đến 6.5%. Mức lãi suất cố định ngay từ đầu, được tính trên số dư tiền gửi thực tế cuối mỗi ngày và cộng dồn qua mỗi lần gửi thêm vốn. Tài khoản tích lũy cũng cho phép người dùng gửi nhiều lần cho một kỳ hạn hoặc linh hoạt rút tiền bất cứ khi nào.

“Với mức lương 15 triệu/tháng, ngoài tiền thuê trọ và tiết kiệm cố định, mình sẽ dành 4 triệu vào tài khoản tích lũy của Viettel Money, còn lại để đầu tư. Tiền trong ví điện tử mình thường dùng để mua sắm hàng tháng, vừa rút linh hoạt vừa có thể sinh lời”, Hoàng Quốc (26 tuổi, chuyên viên marketing) chia sẻ. 

Theo các chuyên gia tài chính, sự thận trọng trước các kênh nhiều biến động như chứng khoán, bất động sản... là một trong những nguyên nhân chính khiến dòng tiền tìm đến phương thức gửi tiết kiệm an toàn. Khẩu vị đầu tư đã thay đổi trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều lựa chọn. 

Trước những áp lực “cơm áo gạo tiền”, Gen Z tận dụng ưu thế của xã hội hiện đại để học hỏi thêm kiến thức, quản lý tiêu dùng, đầu tư thông minh. Theo một khảo sát của SingSaver – một nền tảng nghiên cứu tài chính, có đến 85% Gen Z tham gia chia sẻ họ đã bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi từ trước năm 22 tuổi. Trong khi đó, chỉ có 41% Gen Y làm được điều tương tự ở độ tuổi này.

Dĩ nhiên, xu hướng đầu tư của thế hệ trẻ rất đa dạng. Một bộ phận sẽ ưu tiên tìm kiếm phương thức đầu tư mang lại lợi nhuận ổn định, rủi ro thấp như mua vàng, gửi tiết kiệm online,... Những ai có khẩu vị đầu tư mạo hiểm sẽ sẵn sàng trải nghiệm kênh đầu tư tài chính mới như cổ phiếu. 

“Mình cũng thích đầu tư nhưng chưa có nhiều tiền. Nếu chọn mua vàng, ít nhất mọi người phải có trong túi tầm 5 triệu đồng, đầu tư chứng khoán thì phải có tầm 2 triệu đồng để mua được 100 cổ phiếu. Do đó, để tích lũy phần tiền nhàn rỗi, mình gửi tiết kiệm tích lũy trên Viettel Money”, Minh Anh, sinh năm 2001, nói.

Nhờ sử dụng kênh thanh toán thông minh, hiện đại, những khoản tiền giảm giá và chiết khấu luôn được tích góp dễ dàng. Người trẻ vẫn có thể quản lý, tích lũy hiệu quả đến từng khoản nhỏ dù chỉ vài nghìn đồng. 

Xem bản gốc