Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Kim ngạch thương mại Mỹ-Mexico cao kỷ lục

Nhịp sống kinh doanh 2 Tuần trước
131432_184317-kinh-te-my-chiu-nhieu-thiet-hai-do-cuoc-chien-thuong-mai.jpg Vận chuyển hàng hóa tại cảng Long Beach, ở Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Các nhà chức trách Mexico ngày 5/11 cho biết nước này tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong giai đoạn từ tháng 1-9/2024, với tổng kim ngạch hai chiều đạt mức cao kỷ lục gần 632,3 tỷ USD, chiếm tới 15,9% tổng kim ngạch ngoại thương toàn cầu của Mỹ.

Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Thống kê Bộ Thương mại Mỹ (USCB), kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước trong giai đoạn trên tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Mexico sang Mỹ đạt hơn 378,8 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2023. Ở chiều ngược lại, quốc gia Mỹ Latinh này nhập khẩu lượng hàng hóa có tổng trị giá hơn 253,4 tỷ USD từ Mỹ, tăng 4,2%.

Từ tháng 1-9/2024, Canada và Trung Quốc lần lượt là các đối tác thương mại lớn thứ hai và ba của Mỹ, đứng sau Mexico, với tỷ trọng 14,4% và 10,8% trong tổng kim ngạch ngoại thương toàn cầu của nền kinh tế số một thế giới.

Báo cáo của USCB cũng cho biết Mỹ là nhà cung cấp hàng hóa trung gian chính cho Mexico. Ba quốc gia Bắc Mỹ có mối quan hệ văn hóa và kinh tế chặt chẽ, khiến Mỹ, Mexico và Canada trở thành đối tác thương mại mạnh nhất của nhau.

Khu vực biên giới Mexico và Mỹ trở thành trung tâm sản xuất lớn, khi các doanh nghiệp hai bên đầu tư, hợp tác sản xuất và tham gia sản xuất chung hàng hóa. Nhiều hàng hóa bán thành phẩm được sản xuất tại Mỹ, xuất khẩu sang Mexico và sau đó nhập khẩu trở lại Mỹ dưới dạng hàng hóa thành phẩm như ô tô, phụ tùng ô tô, máy tính, sản phẩm điện tử…

Do tác động từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, kể từ đầu năm 2023, Mexico đã vượt qua “gã khổng lồ" châu Á trở thành nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất vào Mỹ sau 20 năm.

Xem bản gốc