Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Kinh doanh tại Việt Nam trong mắt NĐT ngoại: Đổi mới liên tục, thích nghi nhanh, đứng trước cơ hội thúc đẩy kinh tế xanh

Markettimes 21 Giờ trước

Trong những năm gần đây, khi các vấn đề về môi trường và xã hội được chú ý hơn trên toàn cầu, các doanh nghiệp cũng càng chú trọng và có trách nhiệm hơn với tác động của mình lên những vấn đề này.

Bà Godelieve van Dooren – Giám đốc điều hành Marsh McLennan Đông Nam Á – trong chia sẻ tại The Makeover 2024 khẳng định “bền vững” đang là từ khóa tác động đến mọi phương diện vận hành của doanh nghiệp, khi có đến 43% nhân viên cực kỳ lo ngại về các sự kiện khí hậu bất lợi, 41% doanh nghiệp có chính sách rõ ràng để giảm phát thải carbon và giảm tác động tiêu cực dẫn đến biến đổi khí hậu.

Còn ở khía cạnh lãnh đạo, bảng xếp hạng 10 mối quan tâm hàng đầu của chuyên gia toàn cầu trong 10 năm gần nhất ghi nhận có đến 5 vấn đề liên quan đến môi trường. 

Theo đánh giá của Ủy ban châu Âu (EC), quy mô thị trường toàn cầu hiện nay cho các sản phẩm và dịch vụ xanh ước tính đạt hơn 5.000 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với các thị trường truyền thống.

Với Việt Nam, tăng trưởng xanh hướng tới sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội, là lựa chọn tất yếu. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới.

Không chỉ doanh nghiệp trong nước, ngày càng nhiều tập đoàn FDI cũng chú trọng phát triển bền vững tại Việt Nam, thậm chí họ đánh giá môi trường Việt Nam cũng đang có rất nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh tế xanh.

Đơn cử, sau 13 năm có mặt ở Việt Nam, Pernod Ricard - một trong những tập đoàn hàng đầu toàn cầu trong ngành rượu vang và rượu mạnh, vừa công bố chiến lược phát triển ESG với 4 trụ cột: (1) Nuôi dưỡng thổ cư – Bảo tồn và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, (2) Trân trọng con người - Trao quyền cho nhân viên và cộng đồng, (3) Sản xuất tuần hoàn – Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và (4) Tiếp đón có trách nhiệm – xây dựng văn hóa uống có trách nhiệm.

screen-shot-2024-10-17-at-12.35.23.png

Ảnh: Ông Olivier đang chia sẻ về các các trụ cột cốt lõi của Lộ trình Phát triển bền vững và Trách nhiệm xã hội đến năm 2030.

Trò chuyện cùng ông Olivier Fages – Giám đốc điều hành của Pernod Ricard Việt Nam và Campuchia – sau 1 năm ông đảm nhiệm vai trò tại Việt Nam, ông cho biết mỗi quốc gia có mỗi câu chuyện và sự hấp dẫn khác nhau. Riêng với Việt Nam, ông ấn tượng khi ngành F&B đang thay đổi rất nhanh và có nhiều cái mới.

“Hiện, ở Việt Nam là sự giao thoa giữa những quán bar có vibe truyền thống, và không ít những quán bar mang tính quốc tế. Xu hướng này đang ngày càng rõ nét, có nghĩa là lực lượng lao động trong ngành phải cập nhật nhiều kỹ năng mới theo xu hướng quốc tế hoá dần.

Song, điều này không phải là thách thức của Việt Nam, bởi người Việt bắt trend rất tốt, và họ đang thực sự thích ứng được với một thị trường F&B thay đổi nhanh. Việt Nam là một trong số những thị trường tôi thích nhất vì nó đổi mới liên tục, và còn nhiều tiềm năng lớn”, ông Olivier Fages nói.

Ở nhóm ngành công nghiệp nhựa cao su, VietnamPlas 2024 mới đây cũng lấy chủ đề chính liên quan phát triển bền vững, bảo vệ môi trường trong kinh doanh. VietnamPlas năm nay thu hút hơn 700 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia như Ả Rập Saudi, Ấn Độ, Bỉ, Đài Loan (Trung Quốc), Đức, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Iran, Malaysia, Mỹ, Nhật Bản, Singapore…

screen-shot-2024-10-17-at-15.32.13.png

Ảnh: Ngành tái chế của Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn chưa từng có để phát triển khi quy định EPR có hiệu lực thi hành.

Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển - nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở và doanh nghiệp.

Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất nhựa tại khu vực, ngành công nghiệp nhựa trong nước sẽ hưởng lợi đáng kể từ xu hướng toàn cầu, và trở thành một nhân tố quan trọng trong nỗ lực cung cấp các giải pháp mới cho ngành sản xuất nhựa thân thiện với môi trường.

Theo tiến sĩ Phan Tuấn Hùng - vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Ngành tái chế của Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn chưa từng có để phát triển khi quy định EPR có hiệu lực thi hành, bởi doanh nghiệp sẽ tiếp nhận được nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động tái chế. Vì vậy, những tiến bộ trong công nghệ tái chế nhựa và nhựa sinh học khẳng định cam kết trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường, cùng với nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm làm từ nhựa và tài nguyên từ chất thải nhựa”.

Xem bản gốc