Ở Hải Dương có một rừng phong đang vào mùa lá đỏ, đẹp chẳng kém Hàn Quốc. Lưu ngay kinh nghiệm đi chơi rừng phong Chí Linh Hải Dương dưới đây để có một chuyến đi trọn vẹn cùng những bức ảnh để đời nào.
Bạn đang muốn vi vu mảnh đất Hải Dương địa linh nhân kiệt? Bạn muốn khám phá rừng phong ở Chí Linh? Vậy bạn đã có kinh nghiệm đi chơi rừng phong Chí Linh Hải Dương siêu chuẩn chưa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
1. Kinh nghiệm đi chơi rừng phong Chí Linh Hải Dương cho bạn
1.1. Rừng phong Chí Linh ở đâu?
Rừng phong Chí Linh ở đâu hay địa chỉ chính xác của rừng phong lá đỏ Chí Linh là điều mà nhiều người quan tâm khi đang lên lịch cho chuyến đi của mình. Cụ thể, rừng phong này nằm ở núi Tam Ban, xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Trên ứng dụng Google maps, bạn có thể tìm kiếm địa chỉ là chùa Thanh Mai, sau đó đi bộ lên rừng.
Rừng phong Chí Linh nằm ngay gần chùa Thanh Mai. Ảnh: Nguyễn Thế Anh
Rừng phong là điểm du lịch nổi tiếng của Chí Linh và đây là một trong số ít địa phương ở nước ta có rừng phong. Vị trí nằm ở gần ngôi chùa cổ linh thiêng nên bạn có thể kết hợp thăm quan chùa Thanh Mai và rừng phong trong hành trình vi vu của mình.
Rừng phong lá đỏ cho khung cảnh đẹp chẳng kém Hàn Quốc. Ảnh: Tripzone
Như vậy, sau khi biết rừng phong Chí Linh ở đâu, còn chần chờ gì nữa mà không lập ngay team bạn thân tới đây khám phá thôi nào. Chắc chắn kinh nghiệm đi chơi rừng phong Chí Linh Hải Dương dưới đây sẽ giúp bạn có một chuyến đi trọn vẹn và đầy thú vị đấy.
1.2. Hướng dẫn di chuyển đến Chí Linh
Cách trung tâm TP Hà Nội chỉ 90km, việc di chuyển tới rừng phong này vô cùng thuận tiện và dễ dàng. Nếu không có thời gian, bạn có thể tới đây trong ngày. Tuy nhiên, để khám phá vẻ đẹp mảnh đất Chí Linh, bạn nên dành thời gian 2 ngày 1 đêm.
Bạn có thể tới rừng phong này bằng bất kỳ phương tiện nào. Ảnh: San Doan Dang
Từ Hà Nội, du khách đi theo cao tốc Hà Nội – Bắc Giang tới ngã 4 cầu Đại Phúc thì rẽ phải vào Quốc lộ 17 rồi Quốc lộ 18 vào ĐT398B đi tầm 11km nữa là tới được chùa Thanh Mai. Từ chùa này, bạn gửi xe phía dưới rồi đi bộ để lên rừng phong. Nếu không muốn lái xe, du khách có thể bắt xe khách tới ngã ba Sao Đỏ rồi thuê xe ôm hoặc xe taxi lên chùa Thanh Mai. Khoảng cách từ đây vào chùa hơn 15km nên giá cũng sẽ không quá cao.
Tùy theo điểm xuất phát mà bạn lựa chọn cung đường đi rừng phong cho phù hợp. Ảnh: VTCNews
Nếu khởi hành từ TP Hải Dương, với khoảng cách 43km, bạn chỉ mất tầm 1 tiếng đi lại mà thôi. Theo kinh nghiệm đi chơi rừng phong Chí Linh Hải Dương, du khách sẽ đi Quốc lộ 37 rồi tới Quốc lộ 18 => ĐT398B là tới. Trong trường hợp không biết đường, bạn có thể hỏi người dân, họ sẽ chỉ dẫn nhiệt tình. Điểm thăm quan này cũng không thu phí nên rất thích hợp với cả những vị khách đang muốn du lịch tiết kiệm.
>>Xem thêm: ‘Nằm lòng’ kinh nghiệm du lịch Hải Dương: Trải nghiệm ‘đổi gió’ thú vị cho hành trình vi vu xứ Bắc
1.3. Kinh nghiệm vi vu rừng phong lá đỏ Chí Linh
Từ chùa Thanh Mai, bạn leo chừng 2km nữa là tới được rừng phong Chí Linh Hải Dương. Cung đường trekking này không hề khó khăn, đường dốc thoai thoải, vừa sức với tất cả mọi người, kể cả trẻ em. Trên đọc đường đi, bạn sẽ được ngắm nhìn khung cảnh dần thay đổi, chỉ còn cây cối và bầu không khí trong lành.
Kinh nghiệm đi chơi rừng phong Chí Linh Hải Dương là bạn nên đi vào tháng 11 tới tháng 1 năm sau. Ảnh: Check in Vietnam
Người ta có thể khám phá rừng phong này bất kể thời điểm nào trong năm nhưng có lẽ lý tưởng nhất là thời điểm tháng 11 tới tháng 1 năm. Cây phong vốn được trồng nhiều ở các quốc gia ôn đới với khí hậu lành như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay các quốc gia châu Âu.
Đường lên rừng phong Chí Linh không hề khó. Ảnh: thegioicombo
Ở Chí Linh, đặc trưng của vùng nhiệt đới nên cây phong sẽ chuyển màu muộn hơn các nước ôn đới một chút. Theo kinh nghiệm đi chơi rừng phong Chí Linh Hải Dương, vào hẳn mùa đông, lá phong mới bắt đầu chuyển sang màu vàng đỏ quyến rũ. Lúc này đây, rừng phong Chí Linh Hải Dương thu hút không biết bao nhiều lữ khách đường xa tới thăm quan và chụp hình. Còn vào những tháng khác, rừng phong sẽ có sắc xanh tràn đầy sức sống, cũng thích hợp để bạn ghé thăm và thư giãn.
Rừng phong thu hút rất nhiều bạn trẻ tới check in và cắm trại. Ảnh: Vnexpress
Theo người dân nơi đây, cây phong mọc tự nhiên, chẳng cần chăm bón cầu kỳ cũng phát triển tốt. Người dân địa phương còn gọi là cây sau sau. Rừng phong Chí Linh có diện tích tầm 15ha, thuộc hàng lớn và lâu đời bậc nhất nước ta. Cây cho lá rải rác khắp núi Tam Ban.
Lá phong ở đây có 3 thùy, tựa như cánh sao, nhìn trông rất đẹp, chứ không mỏng như nhiều nơi khác. Cây nào cũng cao lớn, đâm thẳng khỏe khoắn lên bầu trời, tán lá xòe rộng, gốc cây to vững chãi, một vòng tay người lớn ôm không xuể. Có thể nói, vẻ đẹp rừng phong này không hề thua kém bất kỳ xứ lạnh nào.
Kinh nghiệm đi chơi rừng phong Chí Linh Hải Dương là góc nào ở đây lên ảnh cũng đẹp. Ảnh: Sang Doan Dang
Từ cuối tháng 10, cây phong đã dần chuyển màu trên lá nhưng phải sang tháng 11, lá mới bắt đầu đậm vàng rực rỡ, biến khung cảnh chẳng khác nào chốn thần tiên, tựa như một khung cảnh lãng mạn trong các bộ phim Hàn Quốc. Càng vào sâu trong rừng, kinh nghiệm đi chơi rừng phong Chí Linh Hải Dương rằng cảnh sắc sẽ càng đẹp, càng quyến rũ. Do chưa chịu nhiều tác động của con người nên rừng phong này còn hoang sơ, rất lý tưởng cho những du khách nào đang muốn đi trốn khỏi phố thị ồn ào và đầy áp lực.
Lên tới đỉnh núi, view núi rừng thu gọn trong tầm mắt. Núi non xen kẽ cây cối, tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy ngoạn mục. Đặc biệt, vào buổi chiều tối hoặc buổi sáng, mây khói xuất hiện nhiều hơn làm khung cảnh càng thêm hữu tình. Bạn chẳng cần phải lên Tây Bắc xa xôi để săn mây, cách Hà Nội 90km cũng có một săn mây bồng bềnh như vậy.
Đông này đừng quên lên rừng phong Chí Linh ngắm cảnh. Ảnh: Vnexpress
Không chỉ ngắm cảnh, săn mây, rừng phong này còn là địa chỉ cắm trại Chí Linh Hải Dương siêu lý tưởng. Trên đỉnh núi có khu vực bằng phẳng, là nơi cắm trại và nướng đồ ăn. Cứ cuối tuần, nơi này lại thu hút nhiều bạn trẻ và gia đình có con nhỏ tới đây trải nghiệm.
Một lưu ý là xung quanh khu vực chùa Thanh Mai không có hàng quán nên nếu muốn cắm trại, dã ngoại, bạn cần chuẩn bị lều, bạt và đồ ăn trước từ nhà. Ngoài ra, theo kinh nghiệm đi chơi rừng phong Chí Linh Hải Dương, trên đỉnh núi gió thổi mạnh nên phải tìm chỗ khuất gió mới có thể nổi lửa nấu ăn. Ban đêm nhiệt độ xuống khá thấp, nếu có ý định ở lại qua đêm, bạn cần chuẩn bị áo ấm cẩn thận để tránh bị cảm. Vì trên đỉnh đồi trống trơn, không có lán hay cây to nào nên mưa sẽ không có chỗ trú. Lữ khách cũng nên kiểm tra thời tiết trước khi cắm trại.
Ở rừng phong có khu vực trống rất thích hợp để dã ngoại, cắm trại với bè bạn. Ảnh: nanic93
Rừng phong - địa chỉ cắm trại Chí Linh Hải Dương này cho bạn cảm nhận trọn vẹn của thiên nhiên đất trời. Khung cảnh chùa Thanh Mai nằm bình yên dưới núi, tầng tầng lớp lớp lá phong với sắc vàng ruộm rực rỡ đẹp tựa một bức tranh nghệ thuật. Thành phố Chí Linh sầm uất đã nhường chỗ cho khung cảnh thanh bình, mộc mạc. Chắc hẳn chỉ khi được trực tiếp đặt chân tới đây, bạn mới có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của rừng phong Chí Linh này.
Bạn nên chuẩn bị sẵn thức ăn từ nhà để cắm trại. Ảnh: Tạp chí Đẹp
Đã tới rừng phong, bạn cũng đừng quên dành thời thăm quan chùa Thanh Mai, ngôi chùa cổ được xây dựng khoảng năm 1329. Ngôi chùa này là điểm dừng chân của nhiều Phật từ khi hành hương về chốn Yên Tử, gắn liền với cuộc đời của Thiền sư Pháp Loa, vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Theo kinh nghiệm đi chơi rừng phong Chí Linh Hải Dương, dù trải qua nhiều biến động của thời gian nhưng chùa Thanh Mai vẫn giữ được khá nguyên vẹn kiến trúc cùng những hiện vật có giá trị ban đầu như tháp Linh Quang xây dựng vào năm Chính Hoà thứ 24 (1703), Viên Thông Bảo Tháp xây dựng năm 1334... 6 tấm bia thời Trần và Lê. Đặc biệt, Thanh Mai Viên Thông tháp bi đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Chùa Thanh Mai – ngôi chùa cổ kính dưới chân núi Tam Ban. Ảnh: Du lịch Chí Linh
Đặt chân tới chùa Thanh Mai, cảm giác thật thanh tịnh và trầm mặc, mọi muộn phiền cũng theo đó mà bay xa. Chùa có rất nhiều cây đại thụ che bóng mát xung quanh. Vào mỗi dịp rằm hay mùng 1, lễ Tết, người dân khắp nơi lại kéo về đây để chiêm bái và thưởng ngoạn khung cảnh thơ mộng này.
>>Xem thêm: Đền Tranh Hải Dương – ngôi đền cổ nổi tiếng cầu gì được nấy
2. Chí Linh còn có gì chơi?
2.1. Cánh đồng rễ Côn Sơn
Cánh đồng rễ Côn Sơn nằm ở phía dưới chân núi Côn Sơn, từ lâu đã trở thành điểm check in hấp dẫn cho khách du lịch Hải Dương. Cây rễ gắn liền với truyền thuyết “Ông trồng thông, bà trồng rễ” của Chí Linh.
Bãi rễ - điểm đến siêu đẹp gần rừng phong Chí Linh. Ảnh: Here we go
Bãi rễ này được người dân địa phương chăm sóc tốt nên ngày càng xanh tốt, rộng lớn. Kinh nghiệm đi chơi rừng phong Chí Linh Hải Dương là cánh đồng rễ gần với rừng phong nên bạn có thể kết hợp thăm quan cả hai. Một vài năm trở lại đây, ngoài thu nhập từ bán cây rễ, nhiều hộ dân ở đây còn làm du lịch, quy hoạch vùng rễ để cho khách vào thăm quan, phí là 40.000 đồng/lượt. Tầm tháng 9, tháng 10 cây rễ xanh mướt, điểm xuyến hoa trắng xóa rất thích hợp để sống ảo.
2.2. Côn Sơn Kiếp Bạc
Côn Sơn Kiếp Bạc thuộc xã Trần Hưng Đạo, cách rừng phong Chí Linh không xa. Đây là quần thể di tích lịch sử gắn liền với tên tuổi anh hùng và danh nhân Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi... Côn Sơn Kiếp Bạc có nhiều di tích, nổi bật nhất là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc.
Côn Sơn Kiếp Bạc là điểm đến không thể bỏ qua của Hải Dương. Ảnh: Tạp chí Công thương
Chùa Côn Sơn chính là nơi Nguyễn Trãi cho ra đời Bình Ngô Đại Cáo. Chùa có kiến trúc hình chữ công, đặc biệt, trong Thượng điện có tượng Phật từ thời Lê cao tới 3m. Cách chùa Côn Sơn tầm 5km là đền Kiếp Bạc cổ kính, rêu phong. Từ đền nhìn thẳng ra dòng sông Lục Đầu, dãy núi Rồng hùng vĩ. Bên trong đền Kiếp Bạc có giếng Ngọc nổi tiếng linh thiêng lúc nào cũng dồi dào nước.
Trên đây là kinh nghiệm đi chơi rừng phong Chí Linh Hải Dương cho bạn và gia đình. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm những điểm đến mới cùng tips du lịch hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé.
Yến Yến