Hà Nam được xem như cái nôi của nhiều làng nghề truyền thống lâu đời. Trong đó, chắc hẳn ai cũng từng nghe về làng trống Đọi Tam. Kinh nghiệm du lịch làng trống Đọi Tam Hà Nam dưới đây sẽ giúp bạn có chuyến khám phá trọn vẹn và ý nghĩa nhất.
Bạn đang có dự định ghé thăm làng trống Đọi Tam Hà Nam? Hãy bỏ túi ngay kinh nghiệm du lịch làng trống Đọi Tam Hà Nam dưới đây để chuẩn bị hàng trang thật đầy đủ cho chuyến đi sắp tới nhé.
1. Kinh nghiệm du lịch làng trống Đọi Tam Hà Nam từ A-Z
1.1. Làng trống Đọi Tam ở đâu?
Làng trống Đọi Tam ở đâu hay địa chỉ chính xách của làng trống Đọi Tam là điều mà nhiều người thắc mắc khi đang lên kế hoạch cho chuyến đi của mình. Cụ thể, làng trống này nằm ở xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, thuộc tỉnh Hà Nam. Từ xưa đến nay, trống Đọi Tam vẫn được biết đến là sản phẩm thủ công chất lượng, một biểu tượng văn hóa lâu đời của nước ta.
Làng trống Đọi Tam nổi tiếng bấy lâu nay, thuộc xã Tiên Sơn, Duy Tiên, Hà Nam. Ảnh: Ivivu
Trải qua 1000 năm tồn tại và phát triển, làng trống Đọi Tam trở thành địa danh nổi tiếng về sản phẩm trống thủ công truyền thống, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm.
Làng trống nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng, thu hút khách thăm quan. Ảnh: Báo Đà Nẵng
Như vậy, sau khi đã biết làng trống Đọi Tam ở đâu, còn chần chờ gì nữa mà không lên lịch tới đây khám phá thôi nào. Cùng với kinh nghiệm du lịch làng trống Đọi Tam Hà Nam, chắc chắn bạn sẽ có một hành trình khám phá thú vị đấy.
1.2. Hướng dẫn di chuyển đến làng trống Đọi Tam
Từ TP Hà Nam, với khoảng cách chỉ tầm 60km, việc di chuyển tới làng trống Đọi Tam vô cùng nhanh chóng và dễ dàng. Bạn chỉ mất tầm 1 tiếng đồng hồ đi theo cao tốc Hà Nội – Ninh Bình sau đó rẽ phải vào ĐT9711 là tới. Đường đi đẹp, không có gì khó khăn, du khách chú ý biển báo và tốc độ là được.
Bạn có thể dễ dàng tới làng trống Đọi Tam bằng bất kỳ phương tiện nào. Ảnh: Về làng
Từ TP Phủ Lý, bạn đi tới làng trống Đọi Tam chỉ khoảng 20 phút cho 11km di chuyển. Nhìn chung, dù ở đâu, việc tới Đọi Tam cũng không khó khăn gì nhờ đường xá đẹp, có thể tìm kiếm trên google maps dễ dàng. Với kinh nghiệm du lịch làng trống Đọi Tam Hà Nam, tùy vào điểm xuất phát mà du khách tìm đường đi sao cho phù hợp.
>>Xem thêm: Thăm quan nhà thờ gần 150 năm tuổi - Nhà thờ Sở Kiện Hà Nam
1.3. Khám phá làng nghề làm trống nghìn năm tuổi Đọi Tam
1.3.1. Lịch sử làng trống Đọi Tam
Ngay từ khi đặt chân tới làng nghề làm trống Đọi Tam, bạn sẽ một đặc trưng khác biệt ở làng này, đó chính là mùi hương. Mùi gỗ, mùi da trâu thuộc xen lẫn cùng mùi mồ hôi của những người thợ làm trống khiến ai nấy cũng dễ dàng nhận ra.
Theo kinh nghiệm du lịch làng trống Đọi Tam Hà Nam, làng nghề này đã tồn tại hơn 1000 năm. Ảnh: Vietnam Plus
Nghề làm trống đã có mặt từ rất sớm tại đây. Người ta kể rằng, vào ngày 7 tháng Giêng năm 987, khi vua Lê Hoàn về Đọi Sơn cày Tịch điền, cụ Năng đã tự tay làm một quả trống thật to để đánh tế lễ trước khi cày. Khi vua gõ trống, tiếng trống vang lên hào hùng như tiếng sấm rền, vua liền phong cho cụ Năng là Trạng Sấm. Người dân lấy sự việc này trở thành thời điểm hình thành làng trống.
Từ sự tích này mà làng nghề làm trống Đọi Tam trở thành làng nghề hơn 1000 năm tuổi. Đặc biệt hơn nữa, trên cả nước, Đọi Sơn là làng nghề hiếm hoi nắm rõ được năm sinh, năm mất của tổ nghề Nguyễn Đức Năng (925-990).
Làng nghề trống Đọi Tam cũng trải qua nhiều thăng trầm. Ảnh: Kênh 14
Cũng như nhiều làng nghề khác, trống Đọi Tam cũng trải qua nhiều thăng trầm. Theo kinh nghiệm du lịch làng trống Đọi Tam Hà Nam của những người đi trước kể lại rằng, có thời gian, nghề làm trống bị rơi vào quên lãng. Khi trống sản xuất ra mà không tiêu thụ được, ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày, nhiều người thợ không còn thiết tha với nghề nữa và tìm nghề khác để mưu sinh.
Trống Đọi Tam ngày càng đa dạng hơn về mẫu mã. Ảnh: Kênh 14
Lúc này, làng nghề làm trống Đọi Tam rơi vào khủng hoảng, những miếng da làm mặt trống không còn được phơi cẩn thận, thớ gỗ đẹp cũng chỉ thành củi nhóm bếp... Làng trống trơ trọi, không khí cũng chẳng còn tất bận như xưa, chỉ còn lại những người thợ thực sự yêu nghề, gắn bó với nghề.
Theo nhiều người lão làng chia sẻ, nghề làm trống Đọi Tam có tục lệ cha truyền con nối, chỉ truyền cho con trai, không truyền cho con gái hay con rể, không lưu truyền cho người ngoài để đảm bảo nghề không bị mai một. Hầu như con trai trong làng từ khi 12, 13 tuổi đã được tiếp xúc với việc làm trống, đến năm 15, 16 tuổi thì được theo cha đi khắp tỉnh thành làm trống.
Làng nghề trống Đọi Tam được truyền từ đời này sang đời khác. Ảnh: TTXVN
Sau thời gian bị quên lãng, khi người ta càng ngày càng muốn tìm về những giá trị truyền thống thì không khí ở làng trống Đọi Tam Hà Nam dần lấy lại được phong độ. Những người thợ từng bỏ nghề dần quay về quê hương lập nghiệp và phát triển nghề làm trống. Theo kinh nghiệm du lịch làng trống Đọi Tam Hà Nam, nhiều cơ sở sản xuất trống được hình hành thuận tiện trong việc buôn bán và giữ lửa nghề.
Ngày này, trống Đọi Tam dần lấy lại vị thế, thu hút cả những người trẻ. Ảnh: Báo Đà Nẵng
Không chỉ vậy, những người thợ làng trống cũng luôn cố gắng thay đổi mẫu mã ngày càng đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Nhiều người dù còn trẻ tuổi nhưng đã mở được xưởng rất to, giúp thu nhập cao hơn và tạo công ăn việc làm cho nhiều người khác. Đến nay, làng trống Đọi Tam có 32 thợ giỏi
đều là thế hệ trẻ kế cận lớp cao niên. Chính việc kết hợp giữa du lịch làng nghề và du lịch tâm linh đã góp phần đưa làng Đọi Tam đến gần hơn với khách du lịch thập phương. Làng nghề gần nhiều di tích văn hóa lịch sử như chùa Long Đọi Sơn, hội Tịch Điền, thu hút du khách tới thăm quan, hòa mình vào không khí lễ hội và trải nghiệm một quy trình sản xuất trống truyền thống.
Trống Đọi Tam nổi tiếng khắp cả nước. Ảnh: Người Lao động
Trong suốt lịch sử phát triển, trống Đọi Tam đều gắn liền với đời sống xã hội người dân. Trống cùng quân ta ra trận đánh giặc, đặt ở công đường để dân kêu oan. Ngày nay, trống để làm trống thờ, trống được dùng làm dụng cụ nghệ thuật, truyền tải thông tin... Cứ như vậy, trống Đọi Tam đã trở thành một biểu tượng văn hóa lâu đời, góp phần quảng bá hình ảnh mảnh đất Hà Nam nói riêng và Việt Nam nói chung đến bạn bè quốc tế.
1.3.2. Tìm hiểu về quy trình làm trống Đọi Tam
Theo kinh nghiệm du lịch làng trống Đọi Tam Hà Nam, để tạo ra được một chiếc trống Đọi Tam hoàn chỉnh, các nghệ nhân phải tốn nhiều công sức và thời gian qua 3 bước quan trọng là làm da, làm tang và bưng trống.
Làm trống trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Ảnh: VOV
Từ khâu chọn gỗ, rồi căng da cho đến khâu chạm khắc hoa văn... khâu nào cũng được thực hiện một cách chỉn chủ, cẩn thận. Phần da trống được làm từ da trâu, phải là loại dai và già, cạo lớp phôi cho mỏng rồi đem đi phơi khô. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, việc phơi da dễ dàng và nhanh hơn còn nếu trời mưa thì phải đốt lửa, sấy cả tuần trời. Công đoạn phơi và căng da trâu đòi hỏi những người thợ phải có kinh nghiệm. Để chất lượng tiếng vang khi đánh trống tốt, người ta phải căng cho da có độ dày mỏng đều nhau, phải kiểm tra, điều chỉnh phần dây căng để có được tấm da như ý.
Công đoạn nào cũng quan trọng, đòi hỏi kinh nghiệm và sự khéo léo của người thợ. Ảnh: TTXVN
Trống Đọi Tam Hà Nam có phần thân trống hay còn gọi là tang trống, làm từ gỗ mít khô, loại gỗ cho âm thanh hay, to. Tùy kích cỡ của trống mà độ cong, độ dày của thanh gỗ được định lượng. So với thời xưa làm phần này hoàn toàn thủ công thì ngày nay, các cơ sở để sử dụng máy để cắt gỗ, giúp tối ưu thời gian và công sức hơn.
Đến khâu bưng trống, thợ sẽ ốp tấm da căng lên mặt trống. Khâu này nếu làm không khéo thì tiếng trống đánh nghe sẽ méo mó, không hay, không vang. Cả 3 công đoạn làm trống đều quan trọng, sai sót ở bước nào có thể làm hỏng cả sản phẩm.
Ngoài sản phẩm trống truyền thống còn có những sản phẩm đa dạng hơn như bồn tắm, bình rượu... Ảnh: VOV
Có thể thấy, trống Đọi Tam Hà Nam vẫn có những bước làm cơ bản nhưng trống làng này lại nổi tiếng bền, đẹp hơn, tiếng trống hay hơn các vùng khác nhờ bí quyết riêng cũng như độ tài hoa của những nghệ nhân.
Kinh nghiệm du lịch làng trống Đọi Tam Hà Nam của những người đi trước rằng, trống Đọi Tam Hà Nam có nhiều loại mà giá thành cũng khác nhau. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà người thợ sẽ làm các kích cỡ khác nhau.
Ghé thăm làng trống Đọi Tam để tìm hiểu về làng nghề truyền thống. Ảnh: Kênh 14
Mỗi chiếc trống con con cho trẻ em chơi Trung thu có giá vài chục nghìn đông, trống trường có thể trị giá 5-7 triệu đồng. Trống cái giá vài chục triệu, dàn trống cái thì có thể hàng trăm triệu đồng...
Với tất cả lịch sử hình thành phát triển cùng những giá trị mà nghề trống Đọi Sơn mang đến, đây sẽ là điểm thăm quan không thể bỏ qua cho bất kỳ du khách nào khi tới với mảnh đất Hà Nam này.
>>Xem thêm: Cẩm nang du lịch Hà Nam từ A-Z
2. Các làng nghề nổi tiếng khác của Hà Nam
2.1. Làng nghề thêu ren Thanh Hà
Địa chỉ: Xã Thanh Hà, Huyện Thanh Liêm, Tỉnh Hà Nam
Làng nghề thêu ren Thanh Hà có từ thời xa xưa, đến nay đã được hơn 130 năm tuổi và cực thịnh nhất vào những năm 1980. Theo tư liệu, từ năm 1893, cụ Nguyễn Đình Thản ở thôn An Hòa đã đi học nghề thêu và về truyền dạy cho nhân dân trong làng. Từ đó, nghề thêu ren ngày càng được biết đến rộng rãi. Người dân đã suy tôn cụ Nguyễn Đình Thản là cụ tổ của nghề.
Làng nghề thêu ren Thanh Hà nổi tiếng với các sản phẩm thêu chất lượng. Ảnh: Gody
Theo kinh nghiệm du lịch làng trống Đọi Tam Hà Nam, cũng như nghề làm trống, nghề thêu ren Thanh Hà cũng có những kỹ thuật đặc trưng rất khó mà không phải nơi nào cũng làm được. Kỹ thuật độn, bỏ bạt, lượt vặn hay nối đầu, thêu hai mặt, thêu nước chỉ bóng... đều được các nghệ nhân Thanh Hà thành thục.
Tranh thêu Thanh Hà được ca ngợi có đường chỉ mịn màng, mang giá trị thẩm mỹ cao, có những bức tranh thêu lên tới cả trăm triệu đồng. Không chỉ trong nước, sản phẩm thêu ren Thanh Hà còn được xuất khẩu trong Nhật Bản, Ý, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Thụy Sỹ...
2.2. Làng dệt lụa Nha Xá
Làng lụa Nha Xá ở xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, cũng là một làng nghề truyền thống, lưu dấu bao đời nay. Theo ghi chép, nghề dệt lụa ở đây đã được hình thành từ cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14 và danh tướng Trần Khánh Dư được thờ là ông tổ truyền nghề.
Làng dệt lụa Nha Xá với sản phẩm lụa cực chất lượng. Ảnh: idesign
Đặc trưng của lụa Nha Xá là đúng chất liệu tơ tằm mỏng, nhẹ, ấm và mùa đông, mát vào mùa hè, giá thành ổn định. Chất lượng lụa Nha Xá ngày càng được nâng cao, sản phẩm cũng đa dạng hơn như nhiều mặt hàng mới ra đời phải kể tới là hàng đũi, hàng lụa hoa, tơ se, hàng lanh…
Trên đây là kinh nghiệm du lịch làng trống Đọi Tam Hà Nam cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé.
Yến Yến