Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La: Mảnh đất yên bình của Tây Bắc

Du lịch Việt Nam 1 Tháng trước

Mường La đang là một điểm đến đầy hấp dẫn của Sơn La. Bỏ túi ngay kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La dưới đây để có chuyến đi thật trọn vẹn về với miền sơn cước hoang sơ, bình dị nhé. 

quảng cáo

Ngoài Mộc Châu đã quá nổi tiếng, Mường La cũng là một địa chỉ du lịch Sơn La mới mẻ cho bạn. Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La này chắc chắn cho bạn và người thân có những trải nghiệm hết nước chấm trong hành trình khám phá Tây Bắc. 
 

1. Thông tin cần biết trước khi du lịch Mường La 

1.1. Mường La ở đâu?

Mường La một là huyện phía Bắc của tỉnh Sơn La, giáp với huyện Thuận Châu, huyện Mai Sơn, huyện Mù Cang Chải và huyện Than Uyên. Mường La sở hữu thời tiết dễ chịu, thiên nhiên cảnh quan đẹp, cùng văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con dân tộc thiểu sốt. Nhờ vậy, Mường La đang ngày càng được đầu tư về du lịch, trở thành một điểm đến dần được biết đến nhiều hơn khi du lịch Tây Bắc. 

Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La đây là một huyện của Sơn LaMường La là một huyện của Sơn La. Ảnh: Gia Ngọc Huệ

 

1.2. Hướng dẫn di chuyển 

Cách Hà Nội gần 300km, thời gian di chuyển tới thị trấn Ít Ong của huyện Mường La khá lâu, mất tầm 7 tiếng đồng hồ. Nếu tự lái xe, bạn đi theo cao tốc Láng – Hòa Lạc – ĐT87A – Quốc lộ 32B – Quốc lộ 37 – ĐT110 – ĐT106 là tới. Theo kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La, đường đi rộng rãi, trải bê tông đầy đủ nhưng do địa hình đồi núi nên cũng sẽ có những khúc cua ngoằn ngoèo, khó đi. 

Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La nhất định phải tới Mường La để khám pháDu lịch Sơn La nhất định phải tới Mường La để khám phá. Ảnh: Linh Xinh

Trải nghiệm chặng đường 7 tiếng từ Hà Nội, du khách sẽ thấy rõ sự thay đổi, từ đô thị sang dần những cánh rừng ngút ngàn, núi non trùng trùng điệp điệp. Hai bên đường đi là muôn các loài hoa bung nở, tô điểm rực rỡ cho núi rừng Tây Bắc. Nhờ cảnh đẹp nên thơ mà quãng đường tới Mường La hàng trăm cây số dường như cũng được thu ngắn lại. 

Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La bằng bất kỳ phương tiện nàoBạn có thể du lịch Mường La Sơn La bằng bất kỳ phương tiện nào. Ảnh: The Lover Hill Cafe Nậm Nghiệp

Do quãng đường khá xa nên bạn cũng có thể chọn đi xe giường nằm qua đêm để bảo đảm sức khỏe. Một số hãng xe uy tín tuyến Hà Nội – Mường La như Hưng Thành, Thúy Khởi, Phong Hiền... Giá vé dao động từ 220.000 – 340.000 đồng/người. 

Nếu khởi hành từ trung tâm TP Sơn La, với khoảng cách chưa đầy 40km, du khách chỉ mất tầm 1 giờ đồng hồ để tới được trung tâm Mường La. Bạn cứ đi theo đường 106 qua cầu Vạn Bú bắc qua con sông Đà thơ mộng là tới được thị trấn Ít Ong. 

Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La rằng nhiều người chọn cách phượt tới Mường La Sơn LaNhiều người chọn cách phượt tới Mường La Sơn La. Ảnh: Thuy Loan

Đặc biệt, hệ thống giao thông từ Than Uyên (Lai Châu), Nghĩa Lộ (Yên Bái) hay Sa Pa (Lào Cai) tới huyên Mường La cũng rất thuận lợi, từ đó, nhiều tour du lịch được hình thành như tour Ít Ong - Chiềng Lao - Than Uyên (Lai Châu) - Sapa (Lào Cai) hay tour thị trấn Ít Ong - Ngọc Chiến - Mù Cang Chải, Nghĩa Lộ (Yên Bái).

>>Xem thêm: Địa điểm dã ngoại ở Sơn La: Tận hưởng ngày nghỉ không biết chán ở Tây Bắc

1.3. Lưu trú 

Theo kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La, ở đây chưa quá phát triển về hệ thống lưu trú nên chưa có các resort hay khu nghỉ dưỡng sang trọng, cao cấp. Tuy nhiên, bạn có thể tìm tới các homestay, nhà nghỉ tại các bản làng để trải nghiệm cuộc sống người dân. Bạn có thể tìm tới bản Lướt, xã Ngọc Chiến, xã Mường Trai.... để lưu trú qua đêm. Trước khi đi, du khách nên đặt phòng trước. 

Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La là bạn có thể ở qua đêm trong các homestay gần gũi với thiên nhiênBạn có thể ở qua đêm trong các homestay gần gũi với thiên nhiên. Ảnh: Gia Ngọc Huệ


2. Các điểm đến hấp dẫn ở Mường La Sơn La

2.1. Suối khoáng nóng Ngọc Chiến

Suối khoáng nóng Ngọc Chiến Mường La Sơn La nằm tại xã Ngọc Chiến, là suối khoáng nóng tự nhiên, nhiệt độ tới gần 70 độ C. Hiện tại, xã Ngọc Chiến có 13 khu khoáng nóng, trong đó, khu tại bản Lướt được khá nhiều người lựa chọn. 

Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La rằng tới đây nhất định phải trải nghiệm tắm khoáng nóngTới Mường La nhất định phải trải nghiệm tắm khoáng nóng. Ảnh: loveapple190284

Suối khoáng nóng thu hút hàng chục nghìn lượt khách mỗi năm, tạo thu nhập thêm ổn định cho người dân địa phương. Đây cũng là trải nghiệm nhất định phải thử khi tới với Mường La. Tắn khoáng nóng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, cải thiện tình trạng thấp khớp, chữa bệnh ngoài da, tim mạch, làm đẹp da cho chị em... 

Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La rằng ngâm mình trong khoáng nóng cực tốt cho sức khỏeNgâm mình trong khoáng nóng cực tốt cho sức khỏe. Ảnh: Vietnamnet

Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La rằng, trong chuyến đi lên Tây Bắc mà được ngâm mình trong dòng suối khoáng tự nhiên, xung quanh là núi rừng hoang sơ, trong lành, cảm giác bao mệt mỏi đều tan biến. Trên hết, chi phí tắm suối khoáng nóng Ngọc Chiến Mường La Sơn La rất rẻ, chỉ 20.000 đồng/người, thích hợp với cả những vị khách đang muốn du lịch tiết kiệm đấy. 
 

2.2. Bản Lướt 

Ở Mường La có rất nhiều bản làng nhỏ bé, nằm ẩn mình dưới núi đồi. Trong đó, bản Lướt thuộc xã Ngọc Chiến là nơi thu hút du khách, thích hợp cho những ai đang muốn sống chậm. Không nổi tiếng như Mộc Châu, đến nay, bản Lướt Mường La Sơn La vẫn giữ nguyên được vẻ hoang sơ và bình dị vốn có của mình.

Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La nhất định ghé bản LướtBản Lướt thơ mộng và xinh đẹp. Ảnh: tran_phuong_anh

Nằm lọt thỏm giữa núi đồi uốn lượn và ruộng bậc thang trù phú, bản Lướt được mẹ thiên nhiên bao bọc, lúc nào cũng bình yên và êm ả. Dọc con đường quanh co dẫn vào sâu trong làng là hàng chục ngôi nhà sàn kiên cố, lợp mái pơ mu cổ có niên đại hàng trăm năm tuổi. Đây là thiết kế mang đặc trưng kiến trúc của người dân tộc Thái ở bản này. 

Bản Lướt bình yên giữa núi rừng Tây Bắc theo Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn LaBản Lướt bình yên giữa núi rừng Tây Bắc. Ảnh: Vietnamnet

Đến du lịch Mường La Sơn La, nếu có cơ hội tới bản Lướt vào mùa lúa chín, hương lúa thơm lừng quấn quanh bản làng, rồi cả xóm chìm trong sắc vàng óng ả trông vô cùng nghệ thuật. 

Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La hứa hẹn cho bạn những trải nghiệm ấn tượngThăm những bản làng nhỏ bình dị của Mường La. Ảnh: Vietnamnet

Bản Lướt là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em như Thái, La Ha hay Mông... trong đó, người Thái chiếm đa số. Bởi vậy, tới với bản Lướt Mường La Sơn La, du khách sẽ được tìm hiểu về những nét văn hóa độc đáo của bà con nơi đây. Giữa xã hội hiện đại này, những lời ca, tiếng hát, lễ hội, trang phục, tục thờ cúng tổ tiên.... vẫn được người dân địa phương bảo tồn, giữ gìn đến tận ngày nay.
 

2.3. Di tích lịch sử đồn Mường Chiến, Đồn Pom Pát

Di tích lịch sử đồn Mường Chiến thuộc bản Mường Chiến, xã Ngọc Chiến, được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1950 gồm 4 lô cốt tạo thành hình vuông trên một quả đồi. Nhờ địa thế này mà thực dân Pháp có thể quan sát lực lượng của ta. Số quân của đồn Mường Chiến lúc này là 80 người với 3 sĩ quan người Pháp làm chỉ huy. 

Di tích đồn Mường Chiến là bằng chứng tố cáo tội ác lúc bấy giờ của thực dân Pháp, nhằm mục tiêu bảo vệ lực lượng tấn công cơ quan kháng chiến của ta, hòng cắt đứt liên lạc giữa Việt Bắc với Tây Bắc. Tại đây, quân và dân Mường La đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ vùng đất này. Đồn Mường Chiến được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh vào tháng 4/2006.

Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La, đây là bức tường còn sót lại của đồn Pom PátBức tường còn sót lại của đồn Pom Pát. Ảnh: Báo Sơn La

Theo kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La, ngoài đồn Mường Chiến, đồn Pom Pát cũng là di tích lịch sử quan trọng, thu hút du khách. Đồn Pom Pát ở bản Hua Ít, thị trấn Ít Ong, được xây dựng vào cuối năm 1950 đầu năm 1951 bởi thực dân Pháp trên diện tích gần 1ha. 

Chiến dịch Tây Bắc bắt đầu ngày 14/10/1952. Sáng ngày 20/10/1952, chiến sĩ thuộc Đại đoàn 312 cùng đội du kích Mường La với mũi tiến công của Tiểu đoàn 115, Sư đoàn 308 đánh dồn dập đồn Pom Pát 4 ngày đêm, khiến quân địch tháo chạy. Ta bắt sống nhiều cố vấn Pháp cùng đồng bọn. Đồn Pom Pát đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh vào tháng 4/2006.


2.4. Hang Co Noong, hang Hua Bó

Mường La Sơn La có gì chơi? Hang Co Noong nằm ở bản Nà Lo, thị trấn Ít Ong là địa điểm có giá trị khảo cổ lớn, thu hút khách du lịch Sơn La. Hang Co Noong còn gọi là hang Tổ Ong, chỉ cách đập thủy điện Sơn La 250m, rất thuận lợi để thăm quan. 

Theo Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La, từ cửa hàng Co Noong có thấy trông thấy đập thủy điện Sơn LaTừ cửa hàng Co Noong có thấy trông thấy đập thủy điện Sơn La. Ảnh: Báo Sơn La

Để lên tới hang này, bạn sẽ đi bộ theo đường mòn tầm 30 phút. Lòng hang có hình tròn, nơi cao nhất có thể cao tới 20m. Bên trong hang là hệ thống nhũ đá lung linh, đẹp mắt, nhiều hình thù khác nhau như hình voi, khỉ, nai, hươu, võng lọng, thậm chí còn có hình cô gái đang ôm chàng trai... Bên trong hang Co Noong không khí mát mẻ, dễ chịu. Từ cửa hang còn có thể nhìn thấy đập thủy điện và con sông Đà hiền hòa. 

Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La rằng, vào năm 1997, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã thu thập được 11 di vật bằng đá trong hang Co Noong. Đó là 5 công cụ rìu ngang, 4 công cụ mảnh tước, 2 công cụ phần tư cuội. Trên nền hang còn có 4 mảnh gốm thô pha cát đang được trưng bày tại Bảo tàng của tỉnh. 

Các di vật cổ này phản ánh cuộc sống của người dân cách đây 11.000 năm thời văn hóa Sơn Vi, trở thành tư liệu quý giá để nghiên cứu về lịch sử văn hóa, cũng như phục vụ khách du lịch. 

Những khối nhũ độc lại trong hang Hua Bó theo Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn LaNhững khối nhũ độc lại trong hang Hua Bó. Ảnh: Vietnamnet

Mường La Sơn La có gì chơi? Quần thể hang Hua Bó gồm 3 hang kéo dài từ Đông sang Tây. Hang thứ nhất tên là Thẳm Bú, diện tích khoảng 1.800m2. Trần hang này có những nhũ đá hình dạng như voi, rồng, hươu, rùa, phượng, các loại chim… vậy. Hang thứ 2 là Thẳm Nàng Nọi, diện tích khoảng 1.600m2. Lòng hang Thẳm Nàng Nọi có thể chứa khoảng 700 người. Khám phá hang này, du khách cứ ngỡ như bước vào chốn thiên cung, huyền ảo và mơ màng với những mẫu đá cẩm thạnh mang dáng dấp của Đức mẹ Maria cùng các thiên thần đang bay lượn xung quanh.

Khám phá Mường La Sơn La, hang thứ 3 Thẳm Kia cách hang thứ hai 700m, sâu chừng 40m, chia làm 2 ngách. Ngách phải dài 15m, nhiều tảng đá kích cỡ đa dạng, ngách trái có dòng suối nhỏ chạy giữa lòng hang trông rất thú vị. 

>>Xem thêm: Cẩm nang du lịch Sơn La từ A-Z

2.5. Nhà máy thủy điện Sơn La

Xuất phát từ bến Mường Trai, khách du lịch sẽ được khám phá lòng hồ thủy điện Sơn La thuộc địa phận huyện Mường La trên chiếc thuyền nhỏ chòng chành. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta, rất đáng để bạn trải nghiệm.

Xung quanh đập thủy điện là núi đá vôi sừng sững, trên hồ làn nước xanh biếc, có nhiều đảo lớn nhỏ nhấp nhô, phủ kín bởi rừng xanh, xa xa lại có những nương lúa dạt dào... Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, đa dạng và màu sắc. 

Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La rằng bạn đừng quên trải nghiệm vi vu trên công trình đập thủy điện Sơn LaChớ quên trải nghiệm vi vu trên công trình đập thủy điện Sơn La. Ảnh: Check in Vietnam

Trên hành trình khám phá Nhà máy thủy điện Sơn La, bạn sẽ thấy một ngọn núi hình dáng như một con hổ khổng lồ đang nằm nghỉ. Theo truyền thuyết xa xưa, người khổng lồ đã lấy ba hòn đá bắc bếp để đốt lửa nhưng nóng quá hổ chạy không kịp nên bị dính vào đá, tạo thành núi đá hổ này. 

Núi đá Thủng cách đó không xa cũng là ngọn núi nổi tiếng gắn với sự tích về cặp vợ chồng “Ải lợc cợc”, có công khai phá, tạo nên cánh đồng Mường Than (Lai Châu), cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Yên Bái), Mường Tấc (Phù Yên) hiện nay.

Đến khám phá Mường La Sơn La, không chỉ thăm quan, ngắm nhìn, bạn còn được trải nghiệm cách nuôi cá lồng trên sông, thưởng thức các món đặc sản từ, nào là cá nướng, cá nấu măng chua, cá gỏi... tại các nhà nổi trên sông.
 

2.6. Cây di sản 

Xã Ngọc Chiến có 7 cây di sản với tuổi đời từ 300 -1.000 năm tuổi đã được công nhận. Hiếm có một nơi nào có nhiều cây cổ thụ, đa dạng chủng loại như ở đây. Không chỉ lâu đời, các cây di sản này còn gắn liền với lịch sử chống quân xăm lăng, hoặc các bậc tiền nhân có công lập bản lập mường. Vào mùng 7 tháng giêng âm lịch hàng năm, người dân ở đây lại làm lễ cúng thần cây, mong bình an, mưa thuận gió hòa, làm ăn phát tài.  

Kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La là huyện này có những cây di sản nhiều người ôm chẳng xuểHuyện Mường La có những cây di sản nhiều người ôm chẳng xuể. Ảnh: Trang thông tin Mường La

Trên đây là kinh nghiệm du lịch Mường La Sơn La cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé. 

Yến Yến 

Xem bản gốc