Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Báo Dân tộc & Phát triển 4 Giờ trước
Cà phê trở thành một trong những cây trồng chủ lực giúp đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên phát triển kinh tế.Cà phê trở thành một trong những cây trồng chủ lực giúp đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên phát triển kinh tế.

Định vị thương hiệu cà phê Việt Nam

Trong những năm qua, cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước và chiếm một tỷ lệ khá lớn trong cán cân thương mại thế giới. Việt Nam là nước có sản lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới, được xuất khẩu sang gần 100 quốc gia, sản lượng mỗi năm trên 1 triệu tấn. 

Ngành cà phê Việt Nam từng bước khẳng định vị thế khi lần đầu xuất khẩu vượt mốc 4 tỷ USD trong năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cà phê chắc chắn sẽ vượt trên 5 tỷ USD, thậm chí có thể lên tới 6 tỷ USD - mức cao nhất trong lịch sử. Cà phê vẫn đang là mặt hàng nông sản chủ lực của các tỉnh Tây Nguyên, giúp cho người nông dân, đặc biệt là đồng bào các DTTS trên địa bàn có thu nhập ổn định.

Thực tế thời gian qua, giá trị bền vững trong lĩnh vực cà phê đã tăng từng năm. Theo số liệu thống kê, đến nay tổng diện tích trồng cà phê cả nước khoảng 710.000ha, đang thu hoạch khoảng 650.000ha. Tính đến đầu năm 2023, diện tích đất trồng cà phê toàn tỉnh Đắk Lắk là hơn 212.912ha (chiếm đến 32,37% đất sản xuất nông nghiệp). Trong đó, tính riêng sản lượng cà phê lên đến hơn 550.000 tấn (tức chiếm 1/3 tổng sản lượng cả nước). 

Tỉnh Gia Lai cũng đang trồng khoảng 99.000ha cà phê, trong đó có 46.000ha cà phê theo các tiêu chuẩn 4C, Organic, áp dụng công nghệ tưới tiêu cho cà phê. Diện tích cà phê toàn tỉnh Đắk Nông hiện nay có khoảng 141.000 ha, chiếm 23% diện tích đất nông nghiệp; chiếm 59,6% tổng diện tích cây lâu năm của tỉnh. 

Lâm Đồng có nhiều lợi thế phát triển cà phê, với diện tích canh tác khoảng 173.000 ha. Còn tổng diện tích canh tác cà phê tại Kon Tum năm 2024 tăng mạnh lên gần 30.000 ha.

Triển lãm Top 10 cà phê đặc sản Việt Nam được đánh giá, xếp hạng tại Vietnam Amazing Cup năm 2022.Triển lãm Top 10 cà phê đặc sản Việt Nam được đánh giá, xếp hạng tại Vietnam Amazing Cup năm 2022.

Vùng nguyên liệu rộng lớn ấy luôn gắn bó với hàng vạn nông hộ, mà trong đó hơn 60% đồng bào các DTTS trực tiếp sản xuất cà phê trên địa bàn, giúp họ giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Trong những năm tiếp theo, cà phê vẫn là một ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nguyên, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Cà phê được ví là “cây tỷ đô”, nhưng để phát triển bền vững “hạt ngọc đen” là câu hỏi đau đáu của nông dân. Thời gian qua, giá cà phê tăng cao, có thời điểm lên đến trên 130.000 đồng/kg. Việc cà phê tăng giá đã kích thích người nông dân trồng mới hoặc tái canh vườn cà phê.

 Theo Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đến năm 2030, Việt Nam sẽ phát triển 19.000 ha cà phê đặc sản, sản lượng khoảng 11.000 tấn. Cùng với đó, xây dựng thương hiệu cà phê đặc sản Việt Nam để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nội địa và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, góp phần phát triển cà phê Việt Nam. 

Củng cố mặt hàng cà phê tiếp tục là 1 trong 5 sản phẩm xuất khẩu hàng đầu quốc gia và khẳng định vị trí quan trọng của cà phê Việt Nam trong ngành cà phê thế giới.

Đồng bào Tây Nguyên giới thiệu cà phê buôn mê thuột tại bảo tàng đăk lăk trong lễ hội cà phê lần 7 năm 2023Đồng bào Tây Nguyên giới thiệu cà phê Buôn Ma Thuột tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk trong Lễ hội Cà phê lần 7 năm 2023.

Lễ hội Cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột được Thủ tướng Chính phủ công nhận là một lễ hội cấp quốc gia, tổ chức định kỳ 2 năm một lần vào tháng 3. Đây là chính là thời điểm đẹp nhất trong năm ở Tây Nguyên và cũng là dịp có rất nhiều sự kiện văn hóa. Cà phê cũng đã chính thức trở thành hình ảnh đại diện cho Việt Nam, trong lĩnh vực kinh tế vươn ra thế giới. 

Với quy mô quốc gia và mang tầm nhìn quốc tế, tất cả các nội dung hoạt động của Lễ hội Cà phê đều được “cà phê hóa”, tạo nên một thế giới cà phê nhiều màu sắc và hương vị với nhiều chương trình hoạt động diễn ra tại lễ hội.

Không gian mênh mông để tạo ra giá trị cho cà phê chỉ mới được manh nha khai thác. Là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, Việt Nam đang hướng tới việc xây dựng vùng Tây Nguyên là thủ phủ cà phê của thế giới. Những lễ hội cà phê sẽ là điểm nhấn quảng bá thương hiệu Cà phê Tây Nguyên, phát triển cà phê đặc sản Việt Nam và xây dựng hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh du lịch của địa phương, xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực chế biến cà phê và các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên.

Lễ hội Cà phê ngoài quảng bá thương hiệu cà phê Tây Nguyên còn hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng về việc bảo tồn, giới thiệu, phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.Lễ hội Cà phê ngoài quảng bá thương hiệu cà phê Tây Nguyên còn hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng về việc bảo tồn, giới thiệu, phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.

Tại Lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu, cần đẩy mạnh phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản Việt Nam với hương vị đặc biệt, đặc thù được chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao; gia tăng giá trị chuỗi ngành hàng cà phê, nhất là tăng lợi nhuận trực tiếp cho người nông dân.

Lễ hội nhằm tôn vinh cây cà phê, loại cây trồng đã đem lại sự ấm no, trù phú cho vùng đất cao nguyên, khẳng định sự lâu bền trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa, đồng thời là cầu nối đưa hình ảnh đồng bào dân tộc đến với cả nước.

 Đồng thời, thông qua các Lễ hội Cà phê để xây dựng văn hóa cà phê riêng của người Việt Nam, quảng bá hình ảnh về vùng đất huyền thoại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội Cà phê là cơ hội giới thiệu, quảng bá, giúp khai phá và đánh thức tiềm năng đầu tư, du lịch bản địa, giàu bản sắc văn hóa của vùng đất Tây Nguyên, đưa các buôn làng đồng bào thành một trung tâm du lịch văn hóa đặc sắc, với nhiều gói du lịch giá trị và nhiều dịch vụ đầu tư thương mại bổ trợ du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế.

Hiện nay, ngành Du lịch đang nỗ lực vươn đến mục tiêu tự làm mới sản phẩm du lịch mang đậm chất đặc trưng văn hóa - lịch sử vùng đất này. Ngoài “thương hiệu Voi” ở Tây Nguyên, một sản phẩm du lịch được xem là đặc thù, đó là “du lịch cà phê” đang được các đơn vị kinh doanh du lịch đầu tư, khai thác. Với ý tưởng biến hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê thành một sản phẩm du lịch độc đáo, một số công ty du lịch lữ hành như Đam San, Dak Lak Touris đã xây dựng lộ trình đưa du khách tham quan, trải nghiệm sản phẩm mới mẻ này tại nhiều điểm. 

Những vườn cà phê sạch cho năng suất cao, cùng cơ sở chế biến cà phê đang trở thành địa chỉ hấp dẫn và quen thuộc của du khách. Nhiều tour du lịch lữ hành đã từng bước dẫn dắt du khách tìm hiểu, nghiên cứu và khám phá các giá trị văn hóa, lịch sử liên quan mật thiết đến cà phê. Đồng thời, nhiều sản phẩm thủ công từ cây cà phê cũng được thương mại hóa, như tượng gốc cà phê mang đặc trưng văn hóa bản địa Tây Nguyên cũng được chú trọng.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 có chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”, diễn ra tại TP. Buôn Ma Thuột và một số địa phương trên địa bàn tỉnhLễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”, diễn ra tại TP. Buôn Ma Thuột và một số địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2023

Hơn 100 năm phát triển, cùng với việc tạo nên giá trị kinh tế to lớn cho các cộng đồng, cà phê còn tạo nên chất quốc tế cho nông nghiệp Tây Nguyên, khi rất nhiều nông dân, đồng bào DTTS đã biết theo dõi tin tức thị trường từ các sàn giao dịch nông sản trên thế giới. Cà phê trở thành chất keo gắn kết văn hóa của các dân tộc đến từ khắp 3 miền Bắc-Trung-Nam.

 Bây giờ nhiều vùng ở Tây Nguyên có thêm nhiều lễ hội đậm sắc màu, và lễ hội nào cũng không thể thiếu hương vị cà phê cùng với những câu chuyện sản xuất, kinh doanh loại cây này. Từ Lễ hội Cà phê, những câu chuyện về cà phê, văn hóa cà phê càng được khắc sâu trên vùng đất này. 

Bên cạnh đó, cũng nhằm nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng về việc bảo tồn, giới thiệu, phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, không chỉ với hạt cà phê Việt, mà còn với các giá trị khác như Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Nghệ nhân sáng tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê.Nghệ nhân sáng tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê.

Cà phê Việt Nam không chỉ được biết đến về sản lượng đứng trong top đầu thế giới, mà còn tạo dựng được nét văn hóa cà phê rất riêng của người Việt. Hương vị cà phê Việt ngày càng bay cao, bay xa với những thương hiệu lớn như Cà phê Trung Nguyên, Vinacafe, NesCafe… đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho nước nhà.

 Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, để không ngừng khẳng định và phát triển thương hiệu Cà phê Việt Nam, đòi hỏi phải luôn sáng tạo, có chiến lược phát triển bền vững và vươn tới tầm cao mới. Các địa phương vùng Tây Nguyên liên tiếp tổ chức các hoạt động nhằm quảng bá, tôn vinh và khẳng định giá trị cà phê, nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển cà phê bền vững, đồng thời đề nghị các Bộ, ban, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với xu thế phát triển cà phê bền vững; quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để ngành cà phê Việt Nam phát triển toàn diện, vững chắc.

Tháng 3/2025, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 có chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”, diễn ra tại TP. Buôn Ma Thuột và một số địa phương trên địa bàn tỉnh, một lần nữa khẳng định giá trị của cà phê thúc đẩy nền kinh tế vùng Tây Nguyên thêm vững mạnh.

Xem bản gốc