Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Lo ngại triển vọng lãi suất FED, giá vàng tiếp tục giằng co

Vneconomy 1 Tháng trước

Theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco, lúc đóng cửa tại New York, giá vàng giao ngay tăng 2,6 USD/oz so với mức chốt của phiên trước, chốt ở mức 2.636,6 USD/oz.

Trong khi đó, trên thị trường châu Á lúc gần 9h sáng nay theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 12,8 USD/oz so với chốt phiên Mỹ, tương đương giảm 0,44%, giao dịch ở mức 2.624,1 USD/oz. 

“Đợt điều chỉnh nhẹ mà chúng ta vừa chứng kiến do phản ứng của thị trường với dữ liệu kinh tế chủ yếu do thu nhập của người tiêu dùng tăng lên. Nếu tiêu dùng tiếp tục tăng, kể cả trong bối cảnh lạm phát tăng, thì Fed có thể sẽ khó hạ lãi suất mạnh tay”, ông Phillip Streible, chiến lược gia trưởng về thị trường tại Blue Line Futures, nhận định.

Theo biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ gần đây nhất của Fed được công bố vào ngày thứ Ba, các quan chức Fed dự kiến tiếp tục hạ lãi suất trong tương lai, nhưng với tốc độ chậm.

Ông Streible dự báo giá vàng có thể tăng lên 3.000 USD/oz trong hai quý đầu năm 2025, trừ khi lạm phát tăng đột biến buộc Fed phải tăng lãi suất trở lại. Thị trường hiện đặt cược vào khả năng 70% Fed sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp chính sách tháng sau.

Đồng USD giảm giá những phiên gần đây giúp giải tỏa áp lực với giá vàng. Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD ngày 27/11 giảm 0,8% về 106,08 điểm, mức thấp nhất trong vòng hai tuần - theo dữ liệu từ trang MarketWatch. Hôm thứ Sáu tuần trước, chỉ số này ghi nhận mức đỉnh của 2 năm là 107,5 điểm.

 USD/oz). Lúc 9h15 phút theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á giao dịch ở múc 2628,3 USD/oz - Nguồn: Trading Economics. Diến biến giá vàng thế giới 1 năm qua (đơn vị: USD/oz). Lúc 9h15 phút theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á giao dịch ở múc 2628,3 USD/oz - Nguồn: Trading Economics.

Trong ngày 27/11, trước khi số liệu lạm phát được công bố, giá vàng tại New York tăng 1%, phục hồi sau cú sụt 100 USD/oz hôm đầu tuần – phiên giảm mạnh nhất trong hơn 5 tháng do lo ngại nhu cầu trú ẩn vào kim loại quý này sụt giảm sau thông báo về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và tổ chức phiến quân có vũ trang Hezbollah của Lebanon.

Theo chiến lược gia cấp cao Peter Grant của công ty Zaner Metals, “thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah chỉ khiến rủi ro địa chính trị tổng thể của thế giới giảm một phần, nhưng vẫn có sự lạc quan nhất định ở đây”.

Ông Grant nhận định giới đầu tư vẫn đang bất an về cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, nên giá vàng trong ngắn hạn có thể sẽ tiếp tục giằng co trong vùng 2.575-2.750 USD/oz.

“Nhìn lại diễn biến hôm nay, có thể thấy giá vàng sẽ tiếp tục biến động mạnh trong thời gian tới trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và do các diễn biến ở Trung Đông”, ông Hamad Hussain, nhà kinh tế về khí hậu và hàng hóa tại Capital Economics, nhận định.

Một báo cáo của ngân hàng Thụy Sỹ UBS nhận định giá vàng sẽ tiếp tục biến động giằng co trong ngắn hạn “giữa những tín hiệu trái chiều về lạm phát, lãi suất, địa chính trị và chính sách thương mại sắp tới của Mỹ”. Tuy nhiên, các nhà phân tích của UBS cho rằng giá vàng vẫn còn dư địa để tăng trong dài hạn.

“Chúng tôi nhận thấy giá vàng còn cơ hội tăng, với mức giá mục tiêu cho thời gian từ nay đến cuối năm 2025 là 2.900 USD/oz. Vàng vẫn là một hàng rào hữu ích để phòng ngừa rủi ro địa chính trị và mối lo về tài khóa”, báo cáo viết.

Xem bản gốc