Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 3: Dự báo phân hóa sâu sắc, PVS dẫn đầu tăng 112%, BSR giảm mạnh 55%

Vneconomy 1 Tháng trước

Giá dầu ghi nhận mức giảm tương đối mạnh giảm 15,2% kể từ đầu quý do các yếu tố về nhu cầu thấp lấn át tác động của nguồn cung hạn chế. Việc này có thể tác động tiêu cực đến một số doanh nghiệp ở phía hạ nguồn như PLX và BSR, khi PLX có thể phải tăng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, còn BSR bị ảnh hưởng do crack spread (khoảng khác biệt về giá giữa một thùng dầu thô và các sản phẩm dầu hỏa được tinh chế từ nó) tiếp tục ở mức thấp.

Tuy nhiên, do đã kết thúc đợt bảo dưỡng, sản lượng của BSR đã hồi phục do đó kết quả kinh doanh vẫn có thể cao hơn quý 2 trước đó.

Ở phía thượng nguồn, PVS đã được trao thầu toàn bộ cho 2 gói thầu thuộc dự án Lô B, Ô Môn để triển khai mạnh hơn đồng thời bàn giao các cấu kiện cho dự án NMĐ Jurong của Singapore, do đó có thể ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực hơn; phía PVD giá cho thuê giàn không có nhiều thay đổi, giàn landrig không hoạt động trong quý 3 nhưng đã kết thúc bảo dưỡng do đó có thể giảm các áp lực chi phí lên doanh nghiệp.

Ở khu vực trung nguồn, PVT được kỳ vọng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực khi cước vận tải dầu ổn định, doanh nghiệp nhận thêm 3 tàu mới và ghi nhận thanh lý tàu PVT Synergy khoảng 150 tỷ VNĐ; trong khi đó, kết quả kinh doanh của GAS có thể kém tích cực hơn so với Q2/2024 khi sản lượng khí khô có thể giảm so với quý trước do tiêu thụ từ các nhà máy điện khí giảm, tuy nhiên có thể ghi nhận thêm đóng góp từ kinh doanh LNG.

Cụ thể, MBS ước tính lợi nhuận PVS quý 3/2-24 tăng 112%, gói thầu EPCI#1 và EPCI#2 cho dự án Lô B đã được trao thầu toàn bộ cho PVS thay vì trao thầu hạn chế, do đó được kỳ vọng sẽ triển khai tích cực kể từ nửa cuối năm 2024. Kỳ vọng gói thầu EPCI#3 và EPCI#4 được triển khai trong quý 3 và quý 4 năm 2024, kéo theo lợi nhuận tăng trưởng tích cực hơn 2 quý đầu năm; biên lợi nhuận gộp mảng M&C kỳ vọng cải thiện khi doanh nghiệp có kinh nghiệm trong các dự án dầu khí hơn các dự án điện gió ngoài khơi triển khai trong 2 quý đầu năm 2024.

PVT được ước tính lợi nhuận tăng 54%. Giá cước tàu chở dầu thô và dầu thành phẩm tương đối ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi biến động địa chính trị, đội tàu có thể tăng 2-3 tàu hóa chất MR trong Q3/2024. Đặc biệt, trong Q3/2024, PVT có thể ghi nhận thu nhập khác từ thanh lý tàu PVT Synergy, ước tính giá trị khoảng 150 tỷ đồng.

Dự báo lợi nhuận quý 3 của GAS tăng 23%. Sản lượng khí khô có thể giảm so với Q2 khi huy động từ các nhà máy điện khí giảm, tuy nhiên có thể ghi nhận thêm đóng góp từ kinh doanh khí hóa lỏng LNG. Kỳ vọng khoản trích lập dự phòng nợ xấu từ các nhà máy điện có thể được hoàn nhập vào lợi nhuận Q3/2024 hoặc Q4/2024.

 Dự báo phân hóa sâu sắc, PVS dẫn đầu tăng 112%, BSR giảm mạnh 55%  - Ảnh 1

Đối với PVD, ước tính lợi nhuận quý 3/2024 tăng 20%. Giàn khoan đất liền (landrig) kết thúc bảo dưỡng có thể giảm các áp lực chi phí lên PVD, hỗ trợ lợi nhuận tăng so với quý trước; tuy nhiên vẫn chưa có thông tin giàn này đã ký được hợp đồng mới, do đó hạ các giả định về hiệu suất hoạt động trong nửa cuối 2024 và cả năm 2025. Ngoài ra, kế hoạch triển khai giàn khoan mới trong năm 2025 có vẻ chưa khả quan khi quy trình phê duyệt của tập đoàn phức tạp và để lỡ cơ hội đấu thầu giàn, do đó giả định giàn khoan mới hoạt động từ 2026 thay vì 2025 trước đó.

PLX cũng được ước tính lợi nhuận tăng 20% quý 3/2024, biên lợi nhuận gộp có thể giảm nhẹ so với quý 2 do các chi phí nhập khẩu tăng và có thể phải tăng trích lập dự phòng hàng tồn kho.

Riêng BSR bị dự báo lợi nhuận quý 3 giảm 55%. Sản lượng tăng mạnh trở lại do đợt bảo dưỡng đã kết thúc, đồng thời kỳ vọng crack spread hồi phục nhẹ trong nửa cuối năm khi nhu cầu sản xuất công nghiệp cao hơn quý 2.

Trong tháng 9, dầu WTI và Brent đã giảm về mức thấp nhất kể từ đầu năm tại 65,8 USD/thùng và 71,6 USD/thùng vào ngày 10/09, trong bối cảnh tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc sụt giảm và các tổ chức lớn là IEA và OPEC đồng loạt hạ dự báo về nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu. Giá dầu sau đó phục hồi trở lại do tình hình xung đột gia tăng tại Trung Đông và FED cắt giảm lãi suất điều hành, đạt mức cao nhất tháng tại 72,0 USD/thùng (WTI) và 74,9 USD/thùng (Brent) vào ngày 19/09. Giá dầu giảm trở lại trong tuần cuối tháng 9 sau các báo cáo rằng Ả Rập Xê Út sẽ tăng sản lượng vào cuối năm nay và OPEC+ sẽ tăng sản lượng thêm 180.000 thùng/ngày vào tháng 12.

Nhận định của VnDirect cho thấy, trong tháng 10, rủi ro nguồn cung tăng lên trong khi nhu cầu tiêu thụ toàn cầu yếu sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá dầu.

Mặt khác, các yếu tố sẽ hỗ trợ giá dầu bao gồm: Tại Mỹ, nguồn cung dầu dự kiến giảm trong khi nhu cầu đang mạnh lên. Khoảng 29% sản lượng dầu tại Vịnh Mexico đã bị đóng cửa do cơn bão Helene, theo thông tin từ Cục An toàn và Thực thi Môi trường Mỹ vào ngày 25/09. Kho dự trữ chiến lược của Mỹ đã giảm ròng 5,27 triệu thùng trong ba tuần đầu tháng 9. Tại Trung Quốc, PBOC đã đưa ra loạt chính sách kích thích kinh tế, qua đó có thể thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu.

Xem bản gốc