Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Lợi thế để nhân rộng mô hình “Nuôi dê sinh sản theo nhóm hộ” ở Đakrông

Báo Dân tộc & Phát triển 4 Giờ trước

Khảo sát kỹ, chọn mô hình sinh kế phù hợp

Đakrông (Quảng Trị) là huyện miền núi biên giới, có gần 80% dân số là đồng bào các DTTS. Trong đó, có 5 xã biên giới thuộc khu vực III (A Bung, A Ngo, A Vao, Ba Nang, Tà Long) có chung đường biên giới với huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan, nước Lào. 

Các cụm dân cư của huyện phân bố rải rác trên địa hình đồi núi, khe suối rất phức tạp. Giao thông đi lại khó khăn, tính kết nối ở các thôn ở vùng sâu, vùng xa giáp biên giới còn nhiều hạn chế. Do đó, đời sống đồng bào các DTTS ở huyện Đakrông còn nhiều khó khăn.

 Nhân rộng mô hình “Nuôi dê sinh sản theo nhóm hộ”Đakrông (Quảng Trị) là địa huyện miền núi có điện tích đất tự nhiên lớn. Số ngày nắng trong nhiều nên thuận lợi cho nghề nuôi dê

Trong giai đoạn 2015-2020, đồng bào các DTTS ở huyện Đakrông đã được thụ hưởng nhiều chính sách dân tộc như Chương trình 30a, Chương trình 135, Phương án 39…;Các chương trình này đã hỗ trợ cây, con giống, đào tạo nghề. Đáng chú ý, mô hình sinh kế hỗ trợ dê giống được thực hiện trong giai đoạn này, đã phát huy hiệu quả, giúp nhiều hộ đồng bào vươn lên thoát nghèo.

Minh chứng như, từ nguồn vốn Chương trình 135 đầu tư 300 triệu đồng, huyện đã thực hiện mô hình nuôi dê sinh sản cho 30 hộ gia đình đồng bào DTTS ở xã Đakrông. Được hỗ trợ dê cái sinh sản, các hộ dân tập trung đầu tư chăm sóc và tìm nguồn giống dê đực để lai cho sinh sản. 

Đến nay, các hộ gia đình đã thực hiện tốt mô hình nuôi dê sinh sản, từ 2 con dê ban đầu đã sinh sản ra 8- 12 con. Trong đó, có gia đình anh Hồ Văn Hoan ở thôn Klu, xã Đakrông, được chương trình 135 hỗ trợ 2 con dê cái đã tiếp thêm nguồn lực về vật chất và tinh thần để gia đình anh quyết tâm thoát nghèo.

Không chỉ ở xã Đakrông, nhiều hộ đồng bào Vân Kiều, Tà Ôi ở huyện Đakrông đã trở thành hộ nuôi dê quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao. Như hộ gia đình anh Hồ Văn Lục ở xã A Ngo chăn nuôi 25 con dê; Hồ Văn Thanh ở xã A Bung chăn nuôi 28 con dê; Hồ Văn Hoan ở xã Đakrông chăn nuôi 16 con dê; Hồ Văn Hôn ở xã A Vao chăn nuôi 40 con dê; Hồ Văn Vừng ở xã A Vao chăn nuôi 20 con dê địa phương; Hồ Văn Lẹt ở xã A Vao chăn nuôi 20 con dê; ở xã Hướng Hiệp có 5 hộ dân chăn nuôi dê địa phương với quy mô từ 15 - 20 con...

 Nhân rộng mô hình “Nuôi dê sinh sản theo nhóm hộ” 1Từ 2 con dê giống được cấp từ nguồn vốn Chương Trình 135, nhiều hộ đồng bào Bru Vân Kiều; Tà Ôi ở Đakrông (Quảng Trị) đã nhân đàn lên hàng chục con, vươn lên thoát nghèo bền vững

Từ 2 con dê giống được hỗ trợ ban đầu, nhiều hộ gia đình đồng bào Bru Vân Kiều, Tà Ôi ở huyện Đakrông đã nhân đàn đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Điều này cho thấy, nghề nuôi dê ở Đakrông rất tiềm năng và có nhiều cơ hội phát triển với quy mô lớn.

Nhân rộng mô hình, phát triển thành hàng hóa

Từ thực tế nhiều năm qua cho thấy, với việc dê giống được cấp phát, cùng với sự chăm chỉ lao động của đồng bào DTTS địa phương; khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, như số ngày nắng trong năm cao; thức ăn trong tự nhiên phong phú..., là những lợi thế để nghề nuôi dê lấy thịt, dê sinh sản phát triển, nhân rộng mô hình trong đồng bào các DTTS.

Mô hình nuôi dê sinh sản nhóm hộ gia đình của đồng bào Bru Vân Kiều ở xã Mò Ó, huyện Đakrông phát triển tốtMô hình nuôi dê sinh sản nhóm hộ gia đình của đồng bào Bru Vân Kiều ở xã Mò Ó, huyện Đakrông phát triển tốt

Do đó, khi bắt tay vào thực hiện nội dung: Giải quyết sinh kế, nâng cao thu nhập góp phần giảm nghèo tại Dự án 2, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). UBND huyện Đakrông đã chọn con dê để triển khai mô hình hỗ trợ sinh kế trong vùng đồng bào DTTS. Thông qua nguồn vốn được bố trí từ Chương trình MTQG 1719, UBND huyện Đakrông đã phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng “Nhân rộng mô hình chăn nuôi dê địa phương sinh sản theo nhóm hộ”

Ngay từ khi Đề án được phê duyệt, các địa phương cấp xã đã rà soát, lên danh sách trình UBND huyện phê duyệt các hộ được thụ hưởng. Cùng với đó, chính quyền cấp thôn bản, cấp xã đã vận động các hộ được cấp dê giống, xây dựng chuồng trại đảm bảo quy chuẩn.Trước khi cấp dê giống, đối tượng thụ hưởng cũng được hướng dẫn cách nuôi, chăm sóc dê. Đồng thời, cán bộ thú y cũng hướng dẫn đồng bào cách phòng trừ một số bệnh thông dụng để dê được cấp sinh trưởng tốt.

Chỉ tính từ đầu năm 2024 đến nay, huyện Đakrông đã cấp hơn 3.400 con dê giống cho đối tượng thụ hưởng chính sách ở các xã Đakrông, A Ngo, Tà Rụt, Tà Long, Húc Nghì, Hướng Hiệp, Mò Ó, thị trấn Krông Klang...Giống dê cấp cho đồng bào là giống địa phương, từ 7 - 8 tháng tuổi và có trọng lượng trung bình từ 15 - 17kg/con. Sau 8 tháng được cấp giống, đàn dê sinh trưởng tốt. Nhiều hộ đã có lứa dê con đầu tiên.

 Nhân rộng mô hình “Nuôi dê sinh sản theo nhóm hộ” 3Cán bộ Thú y hướng dẫn đồng bào ở Đakrông cách nhận biết bệnh lở mồm long nóng ở dê

Ông Hồ Văn Đang, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đakrông cho biết: “Hầu hết các hộ được hỗ trợ giống dê ban đầu đều phát triển tốt đàn dê. Đây là động lực lớn góp phần xóa đói giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Đakrông”

Được biết, thời gian tới huyện Đakrông sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình chăn nuôi dê theo hướng thâm canh. Từng bước giúp bà con hình thành thói quen trồng trọt, chăn nuôi quy mô lớn, hàng hóa.

 Bên cạnh đó, UBND huyện Đakrông có định hướng đưa các sản phẩm từ chăn nuôi dê thành sản phẩm OCOP của huyện. Từ đó mang lại lợi nhuận cao hơn cho người nuôi, từng bước nâng cao đời sống đồng bào các DTTS theo đúng tinh thần, ý nghĩa, mục đích của Chương trình MTQG 1719 là nhằm phát triển kinh tế-xã hội trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Xem bản gốc