Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Mở lối giảm nghèo từ mô hình tái canh cây cà phê

Báo Dân tộc & Phát triển 4 Tuần trước
Sản phẩm cà phê đem lại nguồn thu nhập cao cho đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hóa.Sản phẩm cà phê đem lại nguồn thu nhập cao cho đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hóa.

Để giúp người trồng cà phê cải tạo chất lượng vườn cây, ổn định năng suất và sản lượng, UBND huyện Hướng Hóa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê, tập trung tại 10 xã, thị trấn trồng cây cà phê chủ lực trên địa bàn huyện với diện tích 1.910ha, trong đó giai đoạn 2017 - 2020 là 800ha; giai đoạn 2021 - 2025 là 1.110ha.

Cùng với đó, thực hiện Đề án “Chuyển đổi phục hồi một số diện tích đất trồng cây kém hiệu quả trên địa bàn huyện Hướng Hóa giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”, huyện xác định thực hiện phục hồi, tái canh cây cà phê đến năm 2025 với diện tích 779ha. Theo đó, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, các xã, thị trấn liên quan tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền người dân sử dụng giống cây có nguồn gốc xuất xứ; phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh xây dựng và chứng nhận 1 vườn giống cây đầu dòng, xây dựng 1 vườn ươm giống công nghệ cao đảm bảo chất lượng. Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng Đề tài “Nghiên cứu, xây dựng mô hình thí nghiệm một số giống cà phê có triển vọng trên địa bàn huyện” và đã tổ chức 16 lớp tập huấn về tái canh cây cà phê cho 690 người dân tham gia.

Năm 2024, huyện Hướng Hóa cấp hỗ trợ hơn 330 nghìn cây giống cà phe chè Catimor cho các hộ dân tái canh cà phêNăm 2024, huyện Hướng Hóa cấp hỗ trợ hơn 330 nghìn cây giống cà phe chè Catimor cho các hộ dân tái canh cà phê

Nhờ đẩy mạnh tái canh cây cà phê, chất lượng, thương hiệu cà phê của huyện Hướng Hóa, nhất là cà phê ở Khe Sanh ngày càng được nâng cao. Hiện nay, có hơn 1.000ha cà phê sản xuất có liên kết, chứng nhận, tập trung tại các xã Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Tân và thị trấn Khe Sanh. Nhiều hợp tác xã sản xuất, chế biến cà phê đã lựa chọn hướng sản xuất cà phê sạch, cà phê sinh thái để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu như: Hợp tác xã Cà phê hữu cơ sinh thái Chân Mây, HTX Cà phê bản địa, Công ty TNHH Pun Coffee, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Nam Hải CNS, Hợp tác xã Nông sản Khe Sanh… Đây là những chuyển biến quan trọng để xây dựng và khôi phục thương hiệu cà phê ở Khe Sanh và nâng cao giá trị gia tăng của cà phê trong thời gian tới.

Vườn ươm cây giống cà phê chè Catimor đáp ứng nhu cầu tái canh cà phê trên địa bànVườn ươm cây giống cà phê chè Catimor đáp ứng nhu cầu tái canh cà phê trên địa bàn

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hướng Hóa Hoàng Đình Bình cho biết: Để tiếp tục khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, phát huy vai trò của cây trồng chủ lực, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho người trồng cà phê, huyện Hướng Hóa tiếp tục triển khai thực hiện tái canh cây cà phê. Theo đó, đến năm 2025 sẽ thực hiện phục hồi, tái canh 779ha cà phê, trong đó năm 2025 sẽ thực hiện tái canh cây cà phê theo hướng đặc sản hữu cơ kết hợp trồng xen ghép cây ăn quả với diện tích 100 ha.

Cùng với tập trung đầu tư tái canh cây cà phê của huyện Hướng Hóa, người trồng cà phê hiện đang mong muốn nhận được sự quan tâm của tỉnh Quảng Trị và hợp tác của các doanh nghiệp trong việc trồng và chế biến cà phê, để cà phê Hướng Hóa ngày càng khẳng định được thương hiệu, đem lại nguồn thu nhập cao cho người trồng cà phê, nhất là đồng bào DTTS.

Các hộ dân tích cực chăm sóc vườn cà phê.Các hộ dân tích cực chăm sóc vườn cà phê.

Trong giai đoạn từ năm 2017 - 2023, huyện Hướng Hóa đã triển khai chương trình tái canh cây cà phê ở các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Hướng Sơn, Ba Tầng và thị trấn Khe Sanh, với diện tích trồng mới và tái canh 924,5ha, trong đó ngân sách hỗ trợ tái canh 367,25ha. Đến nay, hầu hết các vườn tái canh cà phê đều sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất đạt 15 tấn quả tươi/ha, cao hơn 1,2 đến 1,5 lần so với các vườn chưa được tái canh.

Xem bản gốc