Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Món gà tốp 50 món ăn đặc sản của Việt Nam nguy cơ thiếu nguồn cung trong dịp Tết Nguyên đán

Báo Dân tộc & Phát triển 3 Tuần trước
Gà Tiên Yên được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công bố nằm trong top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam Gà Tiên Yên được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công bố nằm trong top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam

Gà Tiên Yên được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công bố nằm trong top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam và được tiêu dùng mạnh vào dịp đầu và cuối năm. Vào dịp Tết Nguyên Đán, gà Tiên Yên luôn được đặt hàng trước khoảng 120.000 con và khoảng 60.000 con gà được tiêu thụ vào dịp Tết thanh minh.

Chị Lỷ Thị Mai, chủ trang trại nuôi gà lớn nhất thôn Đồng Mộc, xã Đông Ngũ cho biết, thương lái đặt gà choTết Nguyên đán, nhưng không đáp ứng đủ vì có tới nửa đàn gà hơn 4.500 con của trang trại bị lũ cuốn trôi.

“Mưa bão làm trôi  khoảng 2.000 con gà, chuồng trại hư hỏng hết. Thời điểm đó, đàn gà được 4 tháng, khoảng 2 kg/con và đang đẻ. Dù biết dịpTết là thời điểm vàng để xuất bán, nhưng chuồng bị cuốn trôi chưa làm lại được để tái đàn nên đành chịu”, chị Mai chia sẻ thêm.

Đây cũng là thực tế, khó khăn chung của nhiều hợp tác xã chăn nuôi trên địa bàn. Ông Trần Đăng Hạnh, Giám đốc HTX Chăn nuôi gà Tiên Yên, xã Phong Dụ cho biết: Ngay khi bão tan, HTX đã rà soát thiệt hại từ 45 hộ thành viên, có hơn 10.000 con gà bị chết, số lượng gà còn lại khoảng 80.000 con, về cơ bản vẫn đủ số lượng để cung cấp cho thị trường Tết Nguyên Đán. Cùng với đó, chúng tôi đã hỗ trợ các hộ thành viên vệ sinh chuồng trại, rắc vôi, khử trùng đảm bảo các điều kiện tái chăn nuôi.

Hội Nông dân huyện Tiên Yên nắm bắt tình hình thực tế các trang trại gà trên địa bàn sau cơn bão số 3Hội Nông dân huyện Tiên Yên nắm bắt tình hình thực tế các trang trại gà trên địa bàn sau cơn bão số 3

Hiện trên địa bàn huyện Tiên Yên có khoảng 1 triệu con gà với nhiều lứa tuổi khác nhau, riêng gà đang vào vụ xuất bán dịp Tết Nguyên Đán khoảng 120.000. Ông Lý Văn Diểng, Chủ tịch Hội Nông dân Tiên Yên cho biết, để bù đắp lượng gà thiếu hụt do bão số 3 gây ra là khá khó khăn vì gà Tiên Yên có chu kỳ nuôi dài hơn so với các loại gà khác.

"Gà mái nuôi từ 4-5 tháng mới xuất chuồng; gà thiến trên 7 tháng mới được bán trong khi gần Tết còn 3 tháng nữa như vậy việc bù đắp là không kịp. Tuy nhiên, sẽ phải tái đàn ngay bây giờ để ra Giêng không bị thiếu hụt nữa. Các trang trại giống đang tích cực phục hồi, thay đàn để cung cấp đủ trong thời gian tới”, ông Diểng nói thêm.

Đến thời, điểm này, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vẫn đang thực hiện song song việc kiểm kê thiệt hại ở lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và bắt đầu hỗ trợ 2,5 tỷ đồng cho người trồng rừng, riêng ngành chăn nuôi, trồng trọt vẫn đang xác minh thiệt hại và dự kiến hỗ trợ lên tới hơn 40 tỷ đồng.

Gà là một trong những nguồn thực phẩm không thể thiếu mỗi dịp TếtGà là một trong những nguồn thực phẩm không thể thiếu mỗi dịp Tết

Bão số 3 đi qua đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi tại nhiều địa phương: Tiên Yên, Đông Triều, Uông Bí...Tuy nhiên, nhiều hộ chăn nuôi đã gấp rút tái đàn kịp phục vụ cho Tết Nguyên Đán. 

Bà Chu Thị Thu Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh, cho biết: "Sau bão Yagi, tỉnh Quảng Ninh có hơn 400.000 gia súc, gia cầm bị chết, đơn vị đã phân công cán bộ đến các vùng thiệt hại, phối hợp với lực lượng thú y cơ sở để hỗ trợ bà con khắc phục chuồng trại, hướng dẫn vệ sinh, khử trùng, kiểm đếm thiệt hại và tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm còn lại. Đồng thời, phối hợp với các địa phương để nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ hỗ trợ thiệt hại, giúp bà con có điều kiện tái đàn kịp thời”.

Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, thời điểm này, các trang trại, nông hộ chăn nuôi gà đang tích cực khôi phục lại chuồng trại, tăng tốc sản xuất. Trong bối cảnh khó khăn chồng chất sau bão, sự đồng lòng, nỗ lực khắc phục của bà con nông dân, cùng sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền địa phương, là yếu tố then chốt giúp ngành chăn nuôi tỉnh Quảng Ninh sớm ổn định và tiếp tục phát triển.

Xem bản gốc