Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Ninh Bình Ban hành Quy định tiêu chí điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất lúa đất rừng

Báo xây dựng 4 Tuần trước

(Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Quy định tiêu chí, điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang mục đích khác.

 Ban hành Quy định tiêu chí, điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng
Đất lúa, đất rừng khi chuyển sang mục đích khác sẽ phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí, điều kiện theo quy định mới của tỉnh Ninh Bình.

Cụ thể, đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa hoặc chuyển mục đích đất trồng lúa gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại sang mục đích khác phải đảm bảo các tiêu chí, điều kiện như: Có dự án được quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công hoặc quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật, về đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc quyết định chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở, hoặc văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, trừ trường hợp không phải thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, hoặc không phải thực hiện thủ tục quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công, thực hiện dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Dầu khí; HĐND cấp tỉnh chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Ngoài ra, phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được phê duyệt hoặc phù hợp với quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu được phê duyệt, đối với trường hợp không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện theo quy định tại khoản 4 Điều 67, Luật Đất đai năm 2024.

Có phương án sử dụng tầng đất mặt theo quy định của pháp luật về trồng trọt đối với trường hợp sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp; có đánh giá sơ bộ tác động môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề. Sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền, người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải nộp một khoản tiền theo quy định của pháp luật, để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa, trừ dự án sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn Nhà nước ngoài đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng.

Đối với, tiêu chí, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang mục đích khác: Đảm bảo nguyên tắc chuyển mục đích rừng sang mục đích khác theo quy định hiện hành; có dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công, trừ trường hợp không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật, về đầu tư hoặc không phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công, thực hiện dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Dầu khí; HĐND cấp tỉnh chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt đối với trường hợp không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc văn bản hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Có đánh giá sơ bộ tác động môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Xem bản gốc