Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Nóng: Nhân viên Starbucks đình công, khoảng 500 cửa hàng sẽ bị liên luỵ

Markettimes 3 Tuần trước

Công đoàn đại diện cho lao động Starbucks vừa tuyên bố, các nhân viên pha chế ở Los Angeles, Chicago và Seattle sẽ chính thức nghỉ làm vào sáng thứ Sáu. Cuộc đình công sau đó có thể lan rộng đến hàng trăm cửa hàng vào đêm Giáng sinh, trừ khi công ty cải thiện mức lương đề nghị trong các cuộc đàm phán hợp đồng.

Công đoàn, đại diện cho các nhân viên pha chế tại hơn 500 cửa hàng do công ty sở hữu tại Mỹ cho biết họ đã kêu gọi đình công sau khi một cuộc thương lượng thất bại với công ty trong tuần này. Cuộc đình công dự kiến ​​bắt đầu ở khoảng 15 cửa hàng trên khắp 3 khu vực đô thị, theo The NY Times.

“Starbucks đã đề xuất một gói kinh tế không tăng lương cho các nhân viên pha chế của công đoàn hiện tại và chỉ đảm bảo 1,5% trong những năm tới”, công đoàn bức xúc.

Andrew Trull, một phát ngôn viên của Starbucks, cho biết các đại biểu công đoàn đã ‘kết thúc sớm’ cuộc đàm phán trong tuần này. “Thật đáng thất vọng khi họ không quay lại bàn đàm phán với những tiến bộ mà chúng tôi đã đạt được cho đến nay”, ông nói thêm.

Trước đó, cả hai bên đã thương lượng về khuôn khổ hợp đồng trong các phiên họp hàng tháng kể từ tháng 4. Hơn 20 thỏa thuận tạm thời đã được đề cập, bao gồm sức khỏe, an toàn…

Việc lao động Starbucks đình công được cho là có thể khiến các nhân sự tại hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm cửa hàng khác phải nghỉ làm trong thời gian dài hơn. Công đoàn cho biết cuộc đình công sẽ kết thúc trong vòng 5 ngày.

Trước đó, Starbucks phần lớn đều phản đối các nỗ lực tổ chức của công đoàn trong hơn 2 năm tính đến tháng 2, trong khi vẫn cố gắng tìm kiếm một loại thỏa thuận hòa bình để xoa dịu. Hai bên cũng đồng ý giải quyết các vụ kiện tụng được đệ trình. 

Quyết định tham gia với công đoàn được đưa ra bởi cựu giám đốc điều hành công ty, Laxman Narasimhan, người phải đối mặt với áp lực từ một chiến dịch do công đoàn hậu thuẫn để bầu 3 ứng cử viên mới vào hội đồng quản trị. Ông Narasimhan cho biết trong một cuộc họp về thu nhập vào tháng 1 rằng các cuộc biểu tình đang có “tác động tiêu cực” đến công ty về mặt tài chính mặc dù “bị thúc đẩy bởi những nhận thức sai lầm”.

Starbucks sau đó sa thải ông Narasimhan vào tháng 8 và thay thế ông bằng Brian Niccol, cựu giám đốc điều hành Chipotle. Ông Niccol viết một lá thư cho công đoàn vào tháng 9, nói rằng ông “cam kết đảm bảo cùng xây dựng thiện chí”. 

Tuy nhiên, các thành viên công đoàn tham gia vào cuộc thương lượng cho biết động lực đã chậm lại phần nào trong mùa thu. 

Trước đó, vào ngày 16/11/2023, khoảng 3.000 nhân viên của hơn 150 cửa hàng Starbucks tại Mỹ đã đình công nhằm yêu cầu cải thiện môi trường làm việc và tiền lương. Tổ chức nghiệp đoàn của Starbucks Workers United đã chọn Ngày Ly đỏ (Red Cup Day) để kêu gọi đình công vì đây thường là một trong những ngày bận rộn nhất năm.

“Không có gì đáng ngạc nhiên khi người tiêu dùng không thường xuyên hoặc ít yêu thích Starbucks quyết định tạm biệt thương hiệu nếu khó chịu với các chính sách lao động dành cho nhân viên”, Sean Dunlop, nhà phân tích tại MorningStar, nhận định.

Được biết trước đó, Starbucks đang tìm kiếm một cuộc cải tổ mạnh mẽ trong bối cảnh doanh số trượt dốc khiến chuỗi cà phê nổi tiếng này phải hoãn báo cáo kế hoạch dự kiến cho năm 2025. Hãng cho biết cần cần thời gian để xem xét lại tình hình kinh doanh sau khi doanh số giảm 7% trong quý gần nhất. Cả 2 thị trường lớn là Trung Quốc và Mỹ đều chứng kiến doanh số thụt giảm. 

“Kết quả trong quý vừa qua của chúng tôi cho thấy rõ rằng, công ty cần thay đổi chiến lược cơ bản để có thể tìm lại tăng trưởng”, Giám đốc điều hành Brian Niccol nhấn mạnh.

Theo: The NY Times, WSJ 

Xem bản gốc