Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

'Ông lớn' đằng sau siêu công trình điện mặt trời cao nhất thế giới: 2,8 tỷ USD được rót vào Trà Vinh và Đắk Lắk, muốn lập trung tâm R&D tại Việt Nam

Markettimes 2 Tuần trước

Theo Electrek, nhà sản xuất điện thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc - China Huadian (Tập đoàn Huadian) đã khánh thành giai đoạn thứ hai của Nhà máy điện lưu trữ năng lượng mặt trời Caipeng ở Shannan, Tây Tạng.

Công trình lắp đặt năng lượng mặt trời cao nhất thế giới

Nằm ở độ cao 5.228m so với mực nước biển, nhà máy trở thành công trình lắp đặt năng lượng mặt trời ở độ cao cao nhất thế giới. Giai đoạn 2 này vượt qua giai đoạn 1 được xây dựng ở độ cao 5.100m.

Theo tập đoàn, China Huadian đã đầu tư tổng cộng 127,8 triệu USD vào dự án. Dự kiến nhà máy này có khả năng sản xuất 247 triệu kWh điện mỗi năm nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết. Trước đây, dự án lưu trữ năng lượng mặt trời cao nhất thế giới là một cơ sở khác ở Tây Tạng, hoàn thành vào năm 2020 ở độ cao 4.700m.

Giai đoạn thứ hai của Nhà máy điện lưu trữ năng lượng mặt trời Caipeng, có diện tích 1,4 km2, bổ sung thêm công suất 100 MW, xây dựng dựa trên giai đoạn 50 MW ban đầu được triển khai vào tháng 12 năm 2023. Kết hợp lại, hai giai đoạn này nhằm mục đích giải quyết tình trạng thiếu điện theo mùa ở miền trung Tây Tạng trong mùa đông và mùa xuân.

Việc xây dựng giai đoạn 2 hai bắt đầu vào tháng 8 năm 2024. Bằng cách sử dụng các giá đỡ và dây chuyền lắp ráp tại chỗ được lắp đặt sẵn, PowerChina, nhà thầu của dự án, đã hoàn thành dự án chỉ trong 115 ngày—trước 42 ngày so với kế hoạch. Những phương pháp này đã tăng hiệu quả xây dựng lên 40% bất chấp môi trường cao nguyên đầy thách thức.

Nhà máy cũng bao gồm 170.000 tấm pin mặt trời và hệ thống lưu trữ năng lượng 20 MW/80 MW. Cơ chế này được thiết kế để cung cấp 80.000 kWh điện trong tối đa 4 giờ sau khi trời tối, giúp giải quyết tình trạng thiếu điện ở miền trung Tây Tạng.

PowerChina tuyên bố rằng dự án sử dụng các mô-đun quang điện hai chiều (PV), hiệu suất cao hơn tới 7,5% so với các tấm pin thông thường. Những mô-đun tiên tiến này thu được ánh sáng mặt trời phản chiếu từ mặt đất, tăng cường đáng kể việc tạo ra năng lượng. Do đó, chúng tăng hiệu suất tổng thể lên 20% so với các tấm pin mặt trời một mặt truyền thống, cho phép tạo ra năng lượng lớn hơn và tối đa hóa tiềm năng của ánh sáng mặt trời sẵn có.

Các PV không chỉ cải thiện hiệu suất trong điều kiện bình thường mà còn tận dụng tuyết và các bề mặt phản chiếu khác, đặc biệt là trong môi trường ở độ cao lớn như Tây Tạng - nơi ánh sáng mặt trời có thể gay gắt hơn.

2,8 tỷ USD được rót vào Việt Nam

Tập đoàn Huadian (Hoa Điện) Trung Quốc là doanh nghiệp nhà nước trung ương thuộc thuộc Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước của Quốc vụ viện; hoạt động trong 4 lĩnh vực chính: sản xuất điện, cung cấp than, khoa học công nghệ và tài chính.

Theo giới thiệu trên website, Tập đoàn có 97.000 nhân viên, tổng tài sản 1.100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 150 tỷ USD) và công suất phát điện lắp đặt là 219 GW, trong đó năng lượng sạch chiếm 52,4%. Tập đoàn đã được nêu tên trong danh sách Fortune Global 500 trong 13 năm liên tiếp và được chọn vào danh sách 500 Thương hiệu giá trị nhất của Trung Quốc trong 5 năm liên tiếp.

photo-1710207142061

Một nhà máy của Tập đoàn Huidian (Ảnh: UDF-Space)

Tại buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Giang Nhị - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Huadian cho biết, Tập đoàn coi trọng thị trường Việt Nam, tổng mức đầu tư lũy kế đã vượt 2,8 tỷ USD với tổng công suất lắp đạt là 1,5 GW.

Trong đó, Nhà máy điện Duyên Hải 2 (Trà Vinh, Việt Nam) (2x660 MW) là dự án điện có công suất lắp đặt lớn nhất và quy mô đầu tư lớn nhất ở nước ngoài của tập đoàn; Dự án điện gió tại tỉnh Đắk Lắk (4x50 MW) là dự án năng lượng tái tạo trên bờ đầu tiên được tập đoàn đầu tư tại nước ngoài.

photo-1710207159647

Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 2 (Ảnh: PECC2)

Theo ông Giang Nhị, Tập đoàn Huadian mong muốn tăng cường hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực như năng lượng gió, hydro xanh, tích trữ năng lượng (tích năng), cải tạo nâng cấp hệ thống điện, cải thiện kỹ thuật các nhà máy điện và nâng cao hiệu suất năng lượng; thành lập trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ (R&D) nhằm cùng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.

Trong lĩnh vực cung cấp than, năm 2018, Huadian sở hữu và nắm cổ phần tại 31 mỏ than với công suất sản xuất vào khoảng 51 triệu tấn.

Đối với mảng kinh doanh tài chính, Tập đoàn Huadian có 6 tổ chức tài chính hoạt động trong lĩnh vực này. Trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật, Tập đoàn điều hành 3 công ty con do công ty sở hữu trực tiếp.

Xem bản gốc