Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

PVR Hà Nội lại xin tạm ngừng hoạt động kinh doanh năm 2025

Vneconomy 3 Tuần trước

CTCP Đầu tư PVR Hà Nội (mã PVR-UPCoM) vừa ra quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ ngày 1/1/2025 đến ngày 31/12/2025.

Lý do được công ty đưa ra là không có kinh phí để duy trì hoạt động, công ty cần sắp xếp lại nhân sự và tìm kiếm giải pháp, phương hướng hoạt động kinh doanh mới để vượt qua giai đoạn khó khăn đang gặp phải.

Trước đó, vào cuối tháng 10/2023, PVR thông báo tài khoản ngân hàng bị phong tỏa vì phát sinh vụ kiện tranh chấp với Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (mã PVC). Do đó, công ty không đủ kinh phí vận hành. Từ giữa tháng 11/2023, PVR quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh đến giữa tháng 11/2024 cũng với lý do sắp xếp lại nhân sự và tìm hướng kinh doanh mới.

Mới đây vào ngày 18/9/2024, công ty đã nhận được Giấy xác nhận do Sở Kế hoạch - Đầu tư cấp về việc doah nghiệp đăng ký quay trở lại hoạt động trước hạn từ ngày 19/9/2024.

Về bản án về việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và đòi tài sản với Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), Tòa án đã ra quyết định PVR phải trả PVC tổng cộng hơn 49 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh quý 3/2024, công ty ghi nhận trắng doanh thu do đó, công ty báo lỗ 536,7 triệu đồng (cùng kỳ lỗ hơn 77 triệu); lũy kế lỗ hơn 1,377 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 1,44 tỷ đồng).

Theo giải trình từ phía công ty, lợi nhuận sau thuế trong quý 3/2024 lỗ và giảm 596% so với cùng kỳ năm 2023 là do chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế lỗ 0,536 tỷ đồng là do công ty cũng không phát sinh Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhưng có phát sinh khoản chi phí lãi vay, Báo cáo tài chính quý 3/2023 chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế lỗ 0,077 tỷ đồng.

Như vậy, lợi nhuận trong quý 3 năm 2024 giảm 596% so với cùng kỳ năm 2023, nguyên nhân chủ yếu là do công ty hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.

Thêm vào đó, trong quý 3/2024, các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác của công ty chưa đem lại hiệu quả, bên cạnh đó các nguồn vốn để thực hiện các Dự án gặp khó khăn dẫn đến một số Dự án của công ty bị chậm tiến độ so với kế hoạch xây dựng ban đầu làm cho công ty lỗ liên tục trong nhiều năm, dòng tiền âm và nhiều khoản công nợ quá hạn....

Trước những khó khăn như trên, bên cạnh việc tái cơ cấu lại bộ máy, tập trung tìm kiếm nguồn vốn nhằm đẩy nhanh việc xây dựng Dự án CT10 -11 Văn Phú - Hà Đông.

Tính đến ngày 30/9/2024, PVR có tổng tài sản hơn 976 tỷ đồng, nhưng tiền và các khoản tương đương tiền chỉ có 104 triệu đồng; Hàng tồn kho lên tới gần 693 tỷ đồng - chủ yếu nằm tại dự án Ha Noi Time Tower. Ngoài ra, công ty còn một khoản đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác hơn 231 tỷ đồng.

Đáng chú ý, PVR còn khoản người mua trả tiền trước gần 257 tỷ đồng nhận từ năm 2021 phát sinh từ dự án Ha Noi Time Tower.

Tính đến cuối quý 3/2024, PVR lỗ luỹ kế hơn 88 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu còn 459 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ ở mức 531 tỷ đồng.

Được biết, từ ngày 15/8-10/9/2024, bà Trần Thị Thắm - vợ Chủ tịch HĐQT Bùi Văn Phú, cổ đông lớn nhất của PVR đăng ký bán hết 12.483.000 cổ phiếu, chiếm 24,05% vốn tại PVR nhưng không thể bán được cổ phiếu.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu PVR đang trong diện hạn chế giao dịch do tạm ngừng hoạt động kinh doanh và giá cổ phiếu PVR hiện dừng ở mức 1.000 đồng/cp và gần như không có thanh khoản.

Xem bản gốc