Theo đó, mức cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng, UBND tỉnh đề xuất Ban Quản lý (BQL) rừng đặc dụng, BQL rừng phòng hộ được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III là 180.000 đồng/ha/năm (các khu vực còn lại là 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng đặc dụng được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy BQL rừng); cộng đồng dân cư, các đối tượng theo quy định tại khoản 2, 3, 4, Điều 8, Luật Lâm nghiệp năm 2017 được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực III, III là 600.000 đồng/ha/năm (các khu vực còn lại là 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng phòng hộ được giao)…
Về mức kinh phí thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, UBND tỉnh đề xuất khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 1 triệu đồng/ha/năm trong thời gian 6 năm); khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung 2 triệu đồng/ha/năm trong 3 năm đầu và 1 triệu đồng/ha/năm trong 3 năm tiếp theo; chi phí lập hồ sơ thiết kế, dự toán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung được cấp một lần bằng dự toán được duyệt nhưng không quá 900.000 đồng/ha…
Về mức cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ, BQL rừng phòng hộ được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III là 600.000 đồng/ha/năm; vùng đất ven biển là 750.000 đồng/ha/năm; các khu vực còn lại là 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng phòng hộ được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy BQL rừng…
Về mức cấp kinh phí thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng phòng hộ, UBND tỉnh đề xuất khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên với mức kinh phí là 1 triệu đồng/ha/năm trong thời gian 6 năm; đối với vùng đất ven biển là 1,5 triệu đồng/ha/năm trong thời gian 6 năm; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung 2 triệu đồng/ha/năm trong 3 năm đầu và 1 triệu đồng/ha/năm trong 3 năm liên tiếp…
Đối với mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, UBND tỉnh đề xuất hỗ trợ một lần 15 triệu đồng/ha/chu kỳ để mua cây giống, vật tư, phân bón đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng; hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm là 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc); hỗ trợ 1 lần chi phí khảo sát, thiết kế được duyệt nhưng không quá 900.000 đồng/ha…
Về hỗ trợ tín dụng đầu tư trồng rừng gỗ lớn, UBND tỉnh đề xuất hỗ trợ bằng mức chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, tính trên số vốn vay dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hỗ trợ là 2,4%/năm.
Về mức hỗ trợ kinh phí xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, UBND tỉnh đề xuất hỗ trợ một lần xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là 400.000 đồng/ha.
Về mức hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng nông nghiệp, UBND tỉnh đề xuất hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư nhưng không quá 55 triệu đồng/ha đối với một dự án hoặc công trình xây dựng rừng trồng giống trồng mới có diện tích từ 2 ha trở lên, vườn giống mới có diện tích từ 1 ha trở lên; hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư nhưng không quá 25 triệu đồng/ha đối với mỗi dự án hoặc công trình xây dựng rừng giống chuyển hóa có diện tích từ 1 ha trở lên, vườn cây lâm nghiệp đầu dòng có diện tích 500 m2 trở lên; hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư nhưng không quá 5 tỷ đồng đối với dự án hoặc công trình xây dựng trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao có quy mô sản xuất tối thiểu 1 triệu cây/năm; hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư nhưng không quá 300 triệu đồng đối với một dự án hoặc công trình xây dựng mới vườn ươm giống cây lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô với diện tích đất xây dựng vườn ươm tối thiểu 0,5 ha.
Về mức hỗ trợ trồng cây phân tán, UBND tỉnh đề xuất mức 15 triệu đồng/ha trồng cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha). Trong đó, 90% kinh phí hỗ trợ để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công trồng chăm sóc; 10% kinh phí hỗ trợ chi cho tổ chức các hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện trồng cây phân tán.
Về dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành Nghị quyết, UBND tỉnh cho biết, Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; cấp kinh phí bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng phù hợp với khả năng cân đối từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch hàng năm, 3 năm và trung hạn (5 năm).
Kinh phí thực hiện chính sách đến năm 2030, từ các nguồn như kinh phí cấp Trung ương thực hiện các chương trình, đề án của Trung ương (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025, 2026 - 2030…; nguồn cân đối ngân sách địa phương phân bổ để đối ứng với các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững; nguồn vốn hợp pháp khác như dịch vụ môi trường rừng, ODA và các nguồn vốn khác (nguồn trồng rừng thay thế…) thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo quy định…