Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Quảng Ninh: Nỗi lo tái nghèo đối với người trồng rừng

Báo Dân tộc & Phát triển 4 Giờ trước
Khoảng 1/3 trong tổng số hơn 340.000ha đất có rừng tỉnh Quảng Ninh bị tàn phá, trong đó có không ít những cánh rừng thiệt hại hoàn toàn, không thể phục hồiKhoảng 1/3 trong tổng số hơn 340.000ha đất có rừng tỉnh Quảng Ninh bị tàn phá, trong đó có không ít những cánh rừng thiệt hại hoàn toàn, không thể phục hồi

Nỗi lo tái nghèo

Đã gần hai tháng sau cơn bão số 3, tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa thể thống kê hết thiệt hại diện tích và mức độ thiệt hại của rừng, nhưng bước đầu xác nhận khoảng 1/3 trong tổng số hơn 340.000ha đất có rừng bị tàn phá, trong đó có không ít những cánh rừng thiệt hại hoàn toàn, không thể phục hồi. Rừng bị hủy hoại kéo theo sinh kế, cơ nghiệp của hàng chục nghìn hộ trồng rừng ở vùng DTTS ở Quảng Ninh.

Đứng trước cánh rừng keo gần 30ha gãy nát, ông Trịnh Hồng Quyết, xã Tân Dân (Hạ Long) xót xa đến thẫn thờ. Hơn 70% diện tích rừng keo của gia đình ông Quyết sắp đến kỳ khai thác chỉ còn lại những thân cây gãy gập đang dần khô héo. Cố gắng dựng lại những cây bạch đàn mới trồng ven suối, người đàn ông hơn 60 tuổi đau đáu suy nghĩ: "Mất hết rồi, chỉ có nợ ngân hàng là ở lại"...

Ông Trịnh Hồng Quyết xót xa trước những cánh rừng bị đổ gãy hàng loạt sau bão số 3Ông Trịnh Hồng Quyết xót xa trước những cánh rừng bị đổ gãy hàng loạt sau bão số 3

Bà Trần Thị Vũ, 81 tuổi, người Sán Dìu, xã Đông Hải (Tiên Yên) ngậm ngùi: "Rừng nhà tôi được 3 đến 4 năm bây giờ gãy hết rồi. Giờ chỉ làm củi nên tôi cũng chẳng lên vác được, gãy như người chém. Tái nghèo phải chịu, thiên nhiên mà!”.

Hơn 18.000ha rừng bị thiệt hại trên địa bàn huyện Ba Chẽ cũng là nguồn thu nhập chính của hơn 96% dân số cả huyện. Ông Khiếu Anh Tú, Phó Chủ tịch UBND huyện chia sẻ: Trên 18.000ha thì chắc chắn phải trong vòng 2 năm, thì may ra mới trồng lại được. Hiện nay có khoảng trên 30 cơ sở sản xuất giống, số lượng cây giống chỉ khoảng trên 2 triệu cây, chỉ đảm đủ khả năng cung cấp giống cho khoảng 500ha. 

"Đây cũng là một khó khăn cho huyện nên chúng tôi đang báo cáo với tỉnh để phát triển thêm các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn; cũng như là ngoài địa bàn huyện, cố gắng đủ khả năng cung cấp cây giống cho bà con trồng trong 2 năm tới", Phó Chủ tịch huyện Khiếu Anh Tú bộc bạch.

Hiện nay huyện Ba Chẽ có khoảng trên 30 cơ sở sản xuất giống, chỉ đủ khả năng cung cấp giống cho khoảng 500haHiện nay huyện Ba Chẽ có khoảng trên 30 cơ sở sản xuất giống, chỉ đủ khả năng cung cấp giống cho khoảng 500ha

Bão số 3 gây ảnh hưởng nặng nề cho ngành nông nghiệp Quảng Ninh với tổng thiệt hại lên tới 25.000 tỷ đồng, bằng một nửa ngân sách của tỉnh Quảng Ninh năm 2023. Địa phương đang nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão bằng những chính sách hỗ trợ kịp thời đối với các nhóm ngành nghề bị ảnh hưởng.

Bài toán tạo sinh khí mới cho rừng

Cục Lâm nghiệp Việt Nam xác định 13 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc có thiệt hại về rừng sau siêu bão số 3, với khoảng 170.000 ha, trong đó 2/3 diện tích tại Quảng Ninh. Một số công ty lâm nghiệp gần như bị xóa trắng rừng trồng, rừng tự nhiên cũng ảnh hưởng nghiêm trọng; tỷ lệ che phủ rừng của Quảng Ninh giảm hơn 10%, quay về thời điểm những năm 1990 và cần khoảng 10 năm nữa địa phương mới có thể có nguồn cung gỗ và lâm sản như trước bão.

Ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh cho biết, diện tích rừng cần trồng mới có thể bằng cả nhiệm kỳ cộng lại. Do đó, tỉnh đã có những chỉ đạo, giải pháp đồng bộ để giúp người trồng rừng khôi phục sản xuất, đặc biệt là, trong những lĩnh vực liên quan đến vốn đầu tư; cũng như tiêu thụ những sản phẩm từ rừng hiện nay.

Người trồng rừng đang cố gắng tận thu rừng, giảm bớt thiệt hại do bão số 3Người trồng rừng đang cố gắng tận thu rừng, giảm bớt thiệt hại do bão số 3

Nêu ý kiến về việc tái thiết rừng trồng như thế nào để vừa đảm bảo sinh kế cho người dân và vừa nâng cao sức chống chịu của rừng trước thiên tai cực đoan, GS.TS Trần Thị Thu Hà - Viện trưởng Viện Lâm nghiệp và phát triển bền vững, Trưởng khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cho rằng, trước tiên địa phương cần nhanh chóng đánh giá, thống kê được số liệu và mức độ thiệt hại của rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng phòng hộ để có biện pháp ứng xử khoa học ngay từ bây giờ. Lâm nghiệp là ngành kinh tế đặc biệt, khả năng phục hồi chậm nhưng có ý nghĩa an sinh lớn nên cần tham khảo một số mô hình tiên tiến trên thế giới để tái thiết trồng rừng.

Từ thực tế cho thấy, nhận diện được những khó khăn, thách thức trong hồi phục kinh tế sau thảm họa thiên nhiên chỉ là bước đầu tiên, nhưng bước tiếp theo cũng vô cùng quan trọng là có những chính sách, cơ chế và sự hỗ trợ trực tiếp, hiệu quả đối với các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. 

Xem bản gốc